Nghị định chính phủ về nước thải và chỉ tiêu môi trường

Nghị định 80/2014/NĐCP

Năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định 80 về thoát nước và xử lý nước thải. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và thay thế Nghị định số 88/2007/NĐ-CP  về thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam và Nghị định 80/2014 hết hiệu lực một phần: Khoản 4,6 (Điều 4), Khoản 3 (Điều 45).

Nghị định này quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, xử lý nước thải khu công nghiệp,khu dân cư nông thôn tập trung; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ Việt Nam.Nghị định này giải thích một số từ ngữ như dịch vụ thoát nước, chi phí dịch vụ thoát nước, giá dịch vụ thoát nước, hệ thống thoát nước bao gồm hệ thống thoát nước chung, riêng, nửa riêng…đồng  thời nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp nước thải xử lý phi tập trung, căn cứ vào khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận. Đối với quy hoạch thoát nước ở đô thị gồm thành phố trực thuộc trung ương quy hoạch thoát nước là quy hoạch chuyên ngành được lập riêng thành một đồ án. Các đô thị tỉnh lỵ (từ loại 3 trở lên) nếu quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt chưa đủ điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và kêu gọi đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước để làm cơ sở triển khai thực hiện được quy định Khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2014. Quy hoạch khu công nghiệp bao gồm đánh giá tổng hợp hiện trạng thoát nước mưa, thu gom thoát nước thải, dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định mạng lưới thoát nước, nguồn tiếp nhận, mức độ ô nhiễm môi trường, vị trí, quy mô nhà máy xử lý nước thải, công nghệ xử lý nước thải bằng máy bơm nước Pentax Ý phù hợp với đặc thù của khu công nghiệp.Quy định hoạt động thoát nước ở địa phương được quy định Khoản 2 Điều 7 Nghị định 80 đồng thời khuyến khích sự tham gia cộng đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về thoát nước.

Luật bảo vệ môi trường và xử lý nước thải năm 2014

Đầu tư và phát triển hệ thống thoát nước là chủ sở hữu và chủ đầu tư công trình thoát nước trong đó bao gồm kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước, nguồn vốn và chính sách hỗ trợ về đầu tư. Một số tiêu chí lựa chọn công nghệ xữ lý nước thải: hiệu quả xữ lý, tiết kiệm diện tích xây dựng, chi phí hợp lý,phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn của khu vực và khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận, mức độ phát sinh và xữ lý bùn cặn, có khả năng mở rộng về công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai, tiết kiệm năng lượng, có khả năng tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.

Trong việc vận hành và quản lý hệ thống thoát nước phải lựa chọn đơn vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải, Nghị định này nêu rõ quyền nghĩa vụ trách nhiệm đơn vị thoát nước.Đối với hợp đồng quản lý vận hành có thời hạn ngắn nhất là 05 năm và dài nhất là 10 năm,nghị định này nêu rõ quản lý hệ thống thoát nước mưa, hệ thống hồ điều hòa, xữ lý nước thải phi tập trung và bùn thải từ Điều 20 đến Điều 25.

Nghị định 80/2104 quy định cụ thể đấu nối hệ thống thoát nước nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả ra môi trường;hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào các nguồn tiếp nhận khác theo điều theo khoản 1 điều 30.Một số yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước được quy định cụ thể Điều 31.

Xác định giá dịch vụ thoát nước bao gồm chi phí dịch vụ thoát nước là cơ sở để định giá dịch vụ thoát nước và là căn cứ để xác định giá trị hợp đồng quản lý, xác định hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải và định kỳ 06 tháng kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất theo điều 40 nghị định này và trách nhiệm quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải.

Áp dụng Nghị định 80/2014 góp phần thiết lập quy hoạch thoát nước và triển khai dự án công trình thoát nước đồng thời đưa ra tiêu chí phù hợp với chi phí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải, hạn chế việc xả thải ra môi trường một cách tràn lan thông qua việc đấu nối hệ thống thoát nước hạn chế được mức thấp nhất nước thải thấm vào lòng đất.

Nghị định 38/2015/NĐ-CP

Năm 2015 chính phủ ban hành Nghị định số 38 về quản lý chất thải và phế liệu. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2015.

Nghị định này quy định về quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.

Trong Chương V của Nghị định quy định cụ thể về quản lý nước thải đối với thu gom, xử lý nước thải khu công nghiệp có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Khu đô thị, dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Đối với xả nước thải vào nguồn tiếp nhận phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phải được điều tra đánh giá thường xuyên. Các khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát) phải lắp đặt hệ thống quan trắc. Bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này; bùn thải không có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại Chương IV Nghị định này.

Thực hiện theo Nghị định 38/2015 góp phần xử lý nước thải dễ hơn thông qua quy định phải có hệ thống thu gom riêng biệt nước mưa và nước thải tập trung, hạn chế ô nhiễm từ nước thải ra môi trường đồng thời sở tài nguyên môi trường nắm được số liệu nước thải thông qua hệ thống quan trắc và quản lý được bùn thải mà không phải xả ra môi trường mà không cách xử lý.

Nghị định 154/2016/NĐ-CP

Năm 2016 chính phủ ban hành nghị định số 154 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP.Các  địa phương triển khai thực hiện thu giá dịch vụ thoát nước theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP  về thoát nước và xử lý nước thải thì không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại nghị định này.

Nghị định 154 quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải về đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Đối với nước thải công nghiệp sở tài nguyên môi trường sẽ thu phí bảo vệ môi trường, đơn vị cung cấp nước sạch sẽ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Các trường hợp miễn phí bảo vệ môi trường như nước thải nhà máy thủy điện, nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra, nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch, nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất) nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân được quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3  nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như sau:

F = f + C

Trong đó, F là số phí phải nộp, f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm, C là phí biến đổi.

Nghị định này quy định rõ số phí phải nộp số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

Số phí phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá bán nước sạch (đồng/m3) x Mức thu phí

Số lượng  nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí, giá bán nước sạch là giá bán nước của đơn vị cung cấp nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được xác định như sau: Số phí cố định phải nộp là 1.500.000 đồng/năm.

Số phí biến đổi (C) theo quy định tại khoản 2 Điều 6 được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp phải nộp (đồng)
= Tổng lượng nước thải thải ra (m3) x Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l) x 10-3 x Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường (đồng/kg)

Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20m3/ngày đêm, số phí cố định (f) phải nộp là: 1.500.000 đồng/năm.

Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày đêm trở lên, số phí phải nộp hàng quý được tính theo công thức sau:

Fq = f/4 x Cq

Trong đó, Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng), f = 1.500.000 đồng, Cq là số phí biến đổi phải nộp trong quý.

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt người nộp phí tiến hành thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn, đơn vị cung cấp nước sạch tiến hành thu phí hàng tháng chậm nhất đến ngày 20 của tháng tiếp theo. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp kê khai số phí phải nộp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này trong vòng 05 ngày vào đầu tháng đầu tiên của quý tiếp theo với tổ chức thu phí theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Về quản lý và sữ dụng phí được quy định ở Điều 9 đối với nước thải sinh hoạt để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch và 25% cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí.Đối với  nước thải  công nghiệp để lại  25% trên tổng số  tiền phí bảo vệ môi trường.Phần còn lại (75% trên tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được) được nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 9.

Nghị định 154/2016 giúp xác định được mức phí là bao nhiêu phải nộp bảo vệ đối với người nộp phí nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp. Triển khai thực hiện nghị định này giúp xác định thời gian nộp phí và tiền nộp chi trả trang trải cho hoạt động thu phí đo đạt phân tích lấy mẫu hoặc kiểm tra đột xuất và bổ sung vào cho ngân sách địa phương.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Năm 2016 chính phủ ban hành nghị định số 155 quy định về xữ phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế cho nghị định số 179/2013/NĐ-CP.

Nghị định này quy định các hành vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đối với nước thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa bằng máy bơm chìm Tsurumi và xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường, phạt tiền từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải.Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải.Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 11 bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường, phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải.Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải.

Cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường bị phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. Trong hoạt động kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đấu nối triệt để nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp, phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt theo quy định, phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định, phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng không có người quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định, phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi ghi chép nhật ký vận hành không đầy đủ một trong các nội dung: lượng nước thải, lượng điện tiêu thụ, hóa chất sử dụng, lượng bùn thải; phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi không có thiết bị đo lưu lượng nước thải đầu vào tại nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định, phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt theo quy định, phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định và 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Đối với nước thải nuôi trồng thủy sản phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không thu gom, xử lý bùn đất và thức ăn lắng đọng trong ao nuôi thủy sản; thải nước nuôi trồng thủy sản vượt quy chuẩn nước sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản theo quy định.Đối với những trường hợp xả nước thải chứa thông số thông thường hoặc nguy hại vượt quá thông quy chuẩn kỹ thuật về chất thải sẽ tùy vào lượng nước thải mà có mức độ phạt tiền khác nhau được quy định cụ thể Điều 13,14 Nghị định này.

Áp dụng Nghị định 155/2016 giúp hạn chế việc xả thải nước thải vượt chuẩn theo quy định ra môi trường tùy vào lưu lượng xả thải mà có mức phạt khác nhau đảm bảo cho cơ sỡ sản xuất kinh doanh xả thải đúng theo công suất thiết kế xả thải và không vượt quá thông số gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo vận hành xử lý nước thải một cách liên tục, đảm bảo có khu vực xử lý nước thải từ nhà máy ,cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản và khoản thu phí góp phần thực hiện cải tạo môi trường và hoạt động xã hội.

 

Nghị định 36/2017/NĐ-CP

Năm 2017 chính phủ ban hành nghị định số 36 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tài nguyên và môi trường. Nghị định này thay thế Nghị định số 21/2013/NĐ-CP.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về  bảo vệ môi trường bao gồm tài nguyên  đất, nước, khí tượng thủy văn.…Đối với tài nguyên nước, tổ chức thực hiện chiến lược chính sách pháp luật đề án dự án phòng chống ô nhiễm suy thoái cạn kiệt nguồn nước, khắc phục ô nhiễm sữ dụng tiết kiệm nguồn nước qua đó lập quy hoạch tổng điều tra cơ bản về tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh phân loại nguồn nước liên tỉnh theo mức độ ô nhiễm và cạn kiệt, lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.

Tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước; hướng dẫn việc thực hiện các quy định về ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đồng thời hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quan trắc, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông.

Kiểm tra và điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi hoặc cấp lại giấy phép sử dụng tài nguyên nước xả nước thải bằng bơm chìm nước thải Ebara vào nguồn nước theo theo quy định Khoản 7 Điều 2 của Nghị định này. Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, làng nghề.

Về môi trường hải đảo theo Khoản 13 Điều 2 Nghị định này thực hiện và tổ chức quan trắc tài nguyên, môi trường biển; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ các hoạt động trên biển và hải đảo theo thẩm quyền; điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải; đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.

Nghị định 36/2017 được áp dụng sẽ bảo vệ môi trường khắc phục vấn đề suy thoái môi trường như hiện nay giảm phát thải chất thải ra môi trường nói chung. Đối với tài nguyên nước sẽ giảm thiểu ô nhiễm bằng việc kiểm soát nguồn nước xả thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh, sữ dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong đất liền và hải đảo qua việc tổ chức và quy hoạch, tổng điều tra nguồn nước để tìm ra giải pháp xử lý và phòng ngừa. Thực hiện theo Nghị định 36/2017 cải thiện và phòng ngừa khắc phục sựu cố đối với môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *