Đất ngập nước tự nhiên là gì ? Phân loại, đặc điểm

Đất ngập nước tự nhiên là gì?

Theo điều 1.1 của Công Ước Ramsar về Đất ngập nước tự nhiên (the Ramsae Convention on Wetlands), năm 1971, tại thành phố Ramsar (Iran), thì đất ngập nước tự nhiên được định nghĩa như sau:

“Đất ngập nước tự nhiên là vùng đất của đầm lầy, miền ngập lầy, bãi than bùn hoặc vùng nước, bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường kỳ hoặc tạm thời, nước đứng hoặc nước đang chảy, nước ngọt, nước lợ, nước mặn, bao gồm cả vùng biển nơi độ sâu dưới mực thủy triều không quá 6m.”

Ở Việt Nam, theo thông tư 18/2004/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước có ghi rõ:

“Đất ngập nước là vùng ngập nước thường xuyên hoặc tạm thời, nước chảy hoặc nước tù, nước ngọt, nước phèn, nước mặn, nước lợ”.

Định nghĩa phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất chính là định nghĩa về đất nhập nước tự nhiên chính là định nghĩa trong công ước Ramsar năm 1971.

Đất ngập tự nhiên
Đất ngập nước tự nhiên

Nước thải sinh hoạt là gì? Nguồn gốc, tính chất nước thải sinh hoạt

Xem thêm: Đất ngập nước nhân tạo là gì?

Phân loại đất ngập nước tự nhiên

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ thống phân loại đất ngập nước tự nhiên. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức đều có cách phân loại riêng. Tùy theo quan điểm quản lý và đặc điểm của mỗi quốc gia mà có sự phân loại phù hợp.

Năm 2016, trong sổ tay “Giới thiệu Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước” thì đất ngập nước tự nhiên được phân thành 3 nhóm chính là:

  • Đất ngập nước ven biển/biển (12 loại hình)

  • Đất ngập nước nội địa (19 loại hình)

  • Đất ngập nước nhân tạo (10 loại hình)

Ở Việt Nam theo thông tư 18/2004/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước thì ĐNN được chia thành 2 nhóm là:

  • Đất ngập nước ven biển: Là vùng ngập nước mặn, nước lợ ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 6m khi thủy triều thấp.

  • Đất ngập nước nội địa: Là vùng ngập nước ngọt, nước phèn.

Ngoài ra vẫn còn rất nhiều hệ thống phân loại khác, dựa trên các quan điểm khoa học khác nhau. Tuy nhiên hệ thống phân loại của Công ước Ramsar là chi tiết nhất và được sử dụng rộng rãi nhất.

Đặc điểm đất ngập nước tự nhiên

Năm 2009, Lê Anh Tuấn và cộng sự trong tác phẩm “Đất ngập nước kiến tạo” đã trình bày rất rõ về các đặc điểm của đất ngập nước. Đất ngập nước gồm có 3 đặc điểm chính là chế độ thủy văn, thực vật và đất.

Chế độ thuỷ văn

Đất ngập nước phải có sự hiện diện của nước, bất kể nguồn nước có từ đâu như nước mưa, nước do tuyết tan, nước trong ao hồ, đầm lầy, sông suối, kênh mương, cửa biển, vùng biển cạn, hoặc nước ngầm, nước đọng trong đất, nước trong các lớp thổ nhưỡng.

Sự có mặt của nước có thể là thường xuyên hoặc theo mùa hoặc thay đổi bất thường do các tác động của thiên nhiên hoặc con người. Đất ngập nước có thể chứa nhiều loại nước có chất lượng nước khác nhau như nước mặn, nước kiềm, nước chua, nước ngọt, nước thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, khai khoáng,… có chứa chất vô cơ hoặc hữu cơ, nước bùn,…

Mô tả đặc điểm thủy văn nguồn nước có lẽ là một tiêu chí quan trọng nhất cho việc hình thành và quản lý các loại đất ngập nước và tiến trình trong đất gập nước.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ USBF vào xử lý nước thải

Định nghĩa đất

Đất được định nghĩa như là một vật liệu tự nhiên không bền vững hiện diện trên mặt đất, cây trồng phần lớn tồn tại trên đất. Đất ở vùng đất ngập nước (wetland soil) thường được gọi là “đất có chứa nước” (hydric soil).

Đặc điểm của đất nền là một chỉ định quan trọng trong mô tả thủy văn đất ngập nước. Phần lớn đất ngập nước tồn tại ở những nơi đất ở trạng thái bão hòa hoặc cận bão hòa do ngập nước. Các vùng đất này thường là những nơi đất trũng, đất thấp hoặc những nơi có dòng chảy đi qua hoặc là nơi mà nước ngầm có thể dâng trào, phun xuất làm cho đất bị sũng ướt, ngậm nước hoặc ứ nước.

Do đất bị ngâm trong nước một thời gian khá dài, trong điều kiện yếm khí nên đất nguyên thủy thành đất ngập nước mà ở đó chỉ một số loài thực vật đặc biệt có thể sống được. Có bốn điều kiện để đất trở nên yếm khí ở khu đất ngập nước là:

  • Đất phải bị bão hòa đến điểm không thể tiếp nhập oxygen trong không khí;

  • Đất phải chứa các nguồn hữu cơ có thể bị oxy hóa hoặc phân hủy được;

  • Đất phải có chứa một số quần thể vi khuẩn hô hấp để có thể oxy hóa chất hữu cơ; Nước trong đất phải bị ứ đọng hoặc di chuyển chậm.

  • Khi đánh giá đất ngập nước cần lưu ý mô tả đặc điểm địa hình, địa mạo, độ dốc, tính chất thổ nhưỡng, màu sắc của nền đất. Các chỉ số về hình thái đất cũng được sử dụng để nhận dạng đất của đất ngập nước. Dưới đây là một số chỉ số tổng quát:

  • Sự tích tụ của chất hữu cơ;

  • Màu sắc của đất theo tầng đất;

  • Sự hiện diện các đốm, đường vằn trong đất;

  • Sự phân biệt ion sắt hoặc mangan;

  • Mức giảm sulphur và carbon (chẳng hạn trong đất phèn).

Thực vật

Do sự hiện diện của đất và nước, thực vật có thể phát triển trên vùng đất ngập nước. Thực vật trên vùng đất ngập nước là nền tảng của chuỗi thực phẩm và là yếu tố chính của dòng năng lượng trong toàn hệ thống đất ngập nước. Sự hiện diện các loài thực vật khác nhau trong vùng đất ngập nước rất phong phú.

Các loại thực vật sống trong vùng đất ngập nước còn được các nhà thực vật học gọi bằng tên là cây ưa nước. Chúng thích nghi trong điều kiện ẩm ướt, yếm khí, bao gồm các khả năng:

  • Nhiều loài có những túi khí đặc biệt gọi là mô khí trong rễ và thân cho phép oxygen khuếch tán từ những mô hô hấp của cây vào rễ của chúng.

  • Một số cây thân gỗ bơm oxy từ lá (một sản phẩm của quang hợp) tới bộ rễ nằm trong đất bão hòa nước. Tiến trình này cho phép tạo các phản ứng trao đổi.

  • Dinh dưỡng cần thiết với đất chung quanh.

  • Một số cây phát hệ thống rễ cạn, thân phình hoặc bộ rễ mọc ra từ thân xõa ra trên mặt đất.

  • Các loại cây ưa nước trong môi trường nước mặn phát triển những thanh cản ngăn chặn hoặc kiểm soát muối tại mặt rễ và những cơ quan đặc biệt có khả năng bài tiết muối qua các gân lá.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *