Vị trí địa lý của Việt Nam vô cùng thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy hải sản nhờ vào đường bờ biển dài, nguồn cung thủy hải sản phong phú. Do đó mà ngành công nghiệp chế biến thủy sản rất được quan tâm phát triển, không chỉ cung cấp trong nước mà còn xuất khẩu đi nước ngoài (như Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,…)
Tuy nhiên, trong quá trình chế biến thủy sản sẽ sinh ra một lượng lớn chất thải, nếu xả ra môi trường sẽ gây nên ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải chế biến thủy sản sinh ra trong toàn bộ công đoạn từ sơ chế, chế biến, kiểm nghiệm và vệ sinh dụng cụ sản xuất, rẩy rửa nhà xưởng.
Vậy Làm thế nào để có thể xử lý được lượng nước thải do hoạt động chế biến thủy sản sinh ra? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này về phương pháp và quy trình xử lý nước thải thủy sản.
Đặc điểm của nước thải thủy sản
Nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản là loại nước thải sinh ra trong quy trình sản xuất, nước thải này có chứa rất nhiều chất hữu cơ, có nguồn gốc từ các loại động vật như: cá, tôm, mực, bạch tuộc,…thành phần chính trong nước thải loại này là Protein, chất béo,…
Khi nước thải chế biến thủy sản chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan có trong nước, vì các vi sinh vật dùng oxy hòa tan để có thể phân hủy được các loại chất hữu cơ. Các chất rắn lơ lửng bên trong nước thải khiến cho nước có màu đục, hạn chế lượng ánh sáng rọi xuống nước, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại tảo, rong rêu sống trong nước.
Bên trong nước có chứa rất nhiều hợp chất hữu cơ cao như Nito, Photpho gây nên tình trạng dưỡng hóa, làm cho rong và tảo phát triển với tốc độ quá nhanh, điều đó làm giảm chất lượng của nước. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật, vi khuẩn phát triển mạnh, sinh sôi nảy nở, nếu con người sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn này sẽ dễ dàng bị các bệnh về đường ruột như bệnh tả, kiết lỵ,…
Phương án xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Nước thải thủy sản từ hệ thống thu gom đi qua song dùng chắn rác để loại bỏ đi lượng rác có kích thước lớn như giấy, bọc nylon, xác của thực vật, để tránh tình trạng tắt nghẽn hệ thống đường ống và máy bơm chìm nước thải evergush. Sau khi được đi qua hệ thống bể lắng cát giúp làm sạch cặn cát, sỏi thì nước thải sẽ tiếp tục được đẩy vào bể điều lưu. Tại bể điều lưu này lượng nước thải được tiến hành khuấy đảo đều nhằm tránh các quá trình phân huỷ yếm khí xảy ra dưới đáy bể và đồng thời điều hoà hàm lượng các loại hợp chất hữu cơ có trong đó. Sau đó nguồn nước thải sẽ từ bể điều lưu đi về và đưa qua bể tuyển nổi với hệ thống máy bơm nước nhằm loại bỏ đi lượng dầu mỡ, và các loại hạt chất rắn nhỏ li ti có tỉ trọng nhẹ nhàng.
Có thể bạn quan tâm:
Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí và thiếu khí
Nước thải từ bể tuyển nổi được điều động để tự chảy về hệ thống bể bùn hoạt tính, chúng sẽ đưa một lượng các loại chất rắn lơ lửng đi vô bể. Chính ở đây, xảy ra các quá trình phân huỷ hiếu khí nhờ các vi khuẩn hiếu khí làm nên. Sau đó lượng nước thải thủy sản từ từ di chuyển qua bể lắng thứ cấp, ở đây những tế bào vi khuẩn (bùn) sẽ dần theo thời gian lắng xuống ngay đáy bể và tạo thành một lớp bùn. Sau đó, một lượng bùn lắng tại dưới đáy của bể thứ cấp sẽ được bơm một cách hoàn lưu để có thể thêm số lượng vi khuẩn đến bể bùn hoạt tính và thúc đẩy các quá trình phân huỷ diễn ra với tốc độ nhanh hơn nữa. Nước thải nằm ở bể lắng chứa rất ít các tế bào vi khuẩn hơn là chảy vào các bể khử trùng để có thể loại bỏ những loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm trước khi được cho phép thải ra nguồn tiếp nhận tiếp theo.
Bùn ở dưới đáy bể tuyển nổi, phần bùn thải di chuyển từ bể lắng thứ cấp được hệ thống bơm ra ngoài sân phơi bùn.
Giải thích quy trình xử lý nước thải thủy sản (Bể UASB)
Tương tự như quy trình phía trên thì nước thải từ hệ thống thu gom cũng sẽ đi qua các song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn với mục đích tránh tắt nghẽn hệ thống đường ống, hay máy bơm nước thải đặt chìm. Tiếp đến sau bước đi qua bể lắng cát và đã loại bỏ sạch sẽ cát sỏi thì lượng nước thải này lại tiếp tục đi vào bể điều lưu. Tại đây nước thải cũng sẽ được tiến hành khuấy đảo tung để tránh tình trạng xảy ra hiện tượng phân huỷ yếm khí và giúp điều hoà hàm lượng các hợp chất hữu cơ. Sau đó, nước thải thủy sản sẽ được bơm đến bể sơ cấp để có thể lắng lại các hợp chất rắn lơ lửng giúp loại bỏ đi các chất ô nhiễm có khối lượng nhẹ nhờ các thanh gạt bọt được lắp đặt.
Nước thải sẽ được tiếp tục bơm đến bể UASB theo chiều từ dưới lên trên và xuyên qua cả lớp thảm bùn nằm ở tận đáy bể để đi qua được hệ thống phân phối lượng nước. Lớp bùn này sẽ có tác dụng như là giá bám cho những loại vi khuẩn yếm khí. Phần nước trong ở phía trên lại tiếp tục được đi vào bể bùn hoạt tính, ở đây diễn sẽ ra quá trình nhằm phân huỷ các hợp chất hữu cơ bằng các loại vi khuẩn hiếu khí không khí đã được cung cấp vô bể nhờ vào hệ thống máy nén khí. Hỗn hợp lớp bùn trong bể chính là xác của các loại vi khuẩn được lắng lại ngay tại bể thứ cấp. Một lượng bùn lắng ở đáy bể thứ cấp tiếp tục được bơm hoàn lưu lên nhằm bổ sung thêm lượng vi khuẩn đến bể bùn hoạt tính cũng như góp phần thúc đẩy quá trình phân huỷ diễn ra nhanh chóng. Lượng nước đã làm sạch và có màu trong hơn sẽ được tiếp tục lắng và đi vào trong bể khử trùng. Tại đây các loại bỏ vi khuẩn gây bệnh sẽ được loại bỏ hoàn toàn nhằm tránh gây ra các bệnh nguy hiểm trước khi chúng được thải ra bên ngoài.
Bùn ở đáy bể lắng sơ cấp, cùng bùn dư ở đáy bể UASB và lượng bùn thải ra từ bể lắng thứ cấp sẽ được bơm ra sân để thực hiện quá trình phơi bùn. Như vậy là đã hoàn thành các bước xử lý.
Trên đây là Phương pháp và Quy trình xu ly nuoc thai thuy san để các bạn tham khảo. Bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết để đóng góp thêm cho chúng tôi hoàn thiện bài viết.