Đồ án thiết kế mạch điện điều khiển đèn Led trang trí

CHƯƠNG 1 : DẪN NHẬP

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh tạo ra nhiểu sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người trong mọi lĩnh vực. Các công nghệ mới luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người. Và một trong số đó là công nghệ hiển thị hình ảnh 3D độc đáo và mới lạ.

Đối với việc hiển thị hình ảnh 3D, chúng ta không chỉ được thấy trên máy vi tính, trong các chương trình đồ họa dành cho các nhà thiết kế hay trong các loai game trên thị trường hiện nay, mà trong lĩnh vực điện tử cũng đã phần nào thể hiện được điều đó thông qua những khối led, những mô hình chiếu sáng 3D…

Với suy nghĩ là ứng dụng các kiến thức đã học ở trường và tìm hiểu thêm ở bên ngoài, chúng em đã quyết định chọn đề tài “Điều khiển led trang trí”, cho chúng hiển thị các hình ảnh 3D để tạo nên một nét mới mẻ trong việc sử dụng led.

Hướng dẫn cách lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0.4kV đến 500kV

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Thu thập tài liệu

– Tham khảo ý kiến và thực hiện đồ án theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn

– Thiết kế và thi công mạch điều khiển 64 led tạo thành hình khối để hiển thị các hình ảnh 3D.

2.1 Nghiên cứu lý thuyết:

_ Nghiên cứu lý thuyết về chip vi điều khiển 89S52

_ Xây dựng mã hiển thị 3D

2.2 Thi công phần cứng:

– Tạo khối 64 led hiển thị 3D

– Thiết kế mạch điều khiển led dùng vi điều khiển 89S52

3. GIỚI HẠN THIẾT KẾ

Do việc điều khiển led hiển thị hình ảnh 3D còn nhiều mới mẻ, ít thông tin và kinh nghiệm chưa thực tế chưa nhiều nên chúng em chỉ thiết kế phần mạch kết hợp với led, hiển thị một số hình ảnh và hiệu ứng đơn giản, bỏ qua phần giao tiếp máy tính.

4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tạo ra một khối led hiển thị hình ảnh 3D. Sản phẩm có thể được ứng dụng vào thực tế trong việc giải trí, công nghệ quảng cáo…


CHƯƠNG 2KHẢO SÁT CHIP VI ĐIỀU KHIỂN 89S52

 

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Chip vi điều khiển 89S52 thuộc họ MCS-51 là họ vi điều khiển của hãng Intel. Chip 89S52 có một số đặc trưng cơ bản sau:

  • Bộ nhớ chương trình bên trong: 8 KB (ROM).
  • Bộ nhớ dữ liệu bên trong: 256 byte (RAM).
  • Bộ nhớ chương trình bên ngoài: 64 KB (RAM).
  • Bộ nhớ dữ liệu bên ngoài: 64 KB (RAM).
  • 4 port xuất nhập (I/O port) 8 bit.
  • 3 bộ định thời 16 bit.
  • Mạch giao tiếp nối tiếp.
  • Bộ xử lý bit (thao tác trên các bit riêng lẻ).
  • 210 vị trí nhớ được định địa chỉ, mỗi vị trí 1 bit.
  • Nhân / Chia trong

2. CÁC CHÂN CỦA CHIP 89S52

2.1 Sơ đồ khối và chức năng các khối của chip 89S52

Sơ đồ khối của chip 89S52
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khối của chip 89S52
  • OSC (Oscillator): Mạch dao động tạo tín hiệu xung clock cung cấp cho các khối trong chip hoạt động.
  • Interrupt control: Điều khiển ngắt  nhận tín hiệu ngắt từ bên ngoài (INT0\, INT1\)), từ bộ định thời (Timer 0, Timer 1) và từ cổng nối tiếp (Serial port), lần lượt đưa các tín hiệu ngắt này đến CPU để xử lý.
  • Other registers: Các thanh ghi khác  lưu trữ dữ liệu của các port xuất/nhập, trạng thái làm việc của các khối trong chip trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống.
  • RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ dữ liệu trong chip  lưu trữ các dữ liệu.
  • ROM (Read Only Memory): Bộ nhớ chương trình trong chip  lưu trữ chương trình hoạt động của chip.
  • I/O port (In/Out ports): Các port xuất/nhập  điều khiển việc xuất nhập dữ liệu dưới dạng song song giữa trong và ngoài chip thông qua các port P0, P1, P2, P3.
  • Serial port: Port nối tiếp  điều khiển việc xuất nhập dữ liệu dưới dạng nối tiếp giữa trong và ngoài chip thông qua các chân TxD, RxD.
  • Timer 0, Timer 1: Bộ định thời 0, 1  dùng để định thời gian hoặc đếm sự kiện (đếm xung) thông qua các chân T0, T1.

Rơ le điện là gì? Nguyên tắc hoạt động, cách chọn rơ le

 

2.2. Sơ đồ chân và chức năng các chân của chip 89S52

Sơ đồ chân của chip 89S52
Hình ảnh Sơ đồ 2.2: Sơ đồ chân của chip 89S52

a. Port 0

– Port 0 (P0.0 – P0.7) có số chân từ 32 – 39.

– Port 0 có hai chức năng:

  • Port xuất nhập dữ liệu (P0.0 – P0.7)không sử dụng bộ nhớ ngoài.
  • Bus địa chỉ byte thấp và bus dữ liệu đa hợp (AD0 – AD7)có sử dụng bộ nhớ ngoài.

Lưu ý: Khi Port 0 đóng vai trò là port xuất nhập dữ liệu thì phải sử dụng các điện trở kéo lên bên ngoài.

– Ở chế độ mặc định (khi reset) thì các chân Port 0 (P0.0 – P0.7) được cấu hình là port xuất dữ liệu, Muốn các chân Port 0 làm port nhập dữ liệu thì cần phải lập trình lại, bằng cách ghi mức logic cao (mức 1) đến tất cả các bit của port trước khi bắt đầu nhập dữ liệu từ port.

– Khi lập trình cho ROM trong chip thì Port 0 đóng vai trò là ngõ vào của dữ liệu (D0 – D7).

b. Port 1

– Port 1 (P1.0 – P1.7) có số chân tù 1 – 8.

– Port 1 có một chức năng:

  • Port xuất nhập dữ liệu (P1.0 – P1.7)sử dụng hoặc không sử dụng bộ nhớ ngoài.

– Ở chế độ mặc định (khi reset) thì các chân Port (P1.0 – P1.7) được cấu hình là port xuất dữ liệu. Muốn các chân Port 1 làm port nhập dữ liệu thì cần phải lập trình lại, bằng cách ghi mức logic cao (mức 1) đến tất cả các bit của port trước khi bắt đầu nhập dữ liệu từ port.

– Khi lập trình cho ROM trong chip thì Port 1 đóng vai trò là ngõ vào của địa chỉ byte thấp (A0 – A7).

c. Port 2

– Port 2 (P2.0 – P2.7) có số chân từ 21 – 28.

– Port 2 có hai chức năng:

  • Port xuất nhập dữ liệu (P2.0 – P2.7) không sử dụng bộ nhớ ngoài.
  • Bus địa chỉ byte cao (A8 – A15) có sử dụng bộ nhớ ngoài.

– Ở chế độ mặc định (khi reset) thì các chân Port 2 (P2.0 – P2.7) được cấu hình là port xuất dữ liệu. Muốn các chân Port 2 làm port nhâp dữ liêu thì cần phải lập trình lại, bằng cách ghi mức logic cao (mức 1) đến tất cả các bit của port trước khi bắt đầu nhập dữ liệu từ port.

– Khi lập trình ROM trong chip thì Port 2 đóng vai trò là ngõ vào của địa chỉ byte cao (A8 – A11) và các tín hiệu điều khiển.

d. Port 3

– Port 3 (P3.0 – P3.7) có số chân tù 10 – 17.

– Port 3 có hai chức năng:

  • Port xuất nhập dữ liệu (P3.0 – P3.7)không sử dụng bộ nhớ ngoài hoặc các chức năng đặc biệt.
  • Các tín hiệu điều khiển có sử dụng bộ nhớ ngoài hoặc các chức năng đặc biệt.

– Ở chế độ mặc định (khi reset) thì các chân Port 3 (P3.0 – P3.7) được cấu hình là port xuất dữ liệu. Muốn các chân Port 3 làm port nhập dữ liệu thì cần phải lập trình lại, bằng cách ghi mức logic cao (mức 1) đến tất cả các bit của port trước khi bắt đầu nhập dữ liệu từ port.

– Khi lập trình cho ROM trong chip thì Port 3 đóng vai trò là ngõ vào của các tín hiệu điều khiển.

– Chức năng các chân Port 3:

Chức năng các chân Port 3
Bảng 2.1: Chức năng các chân Port 3

e. Chân PSEN\

– PSEN (Program Store Enable): cho phép bộ nhớ chương trình, chân số 29.

– Chức năng:

  • Là tín hiệu cho phép truy xuất (đọc) bộ nhớ chương trình (ROM) ngoài.
  • Là tín hiệu xuất, tích cực mức thấp.

PSEN\ = 0  trong thời gian CPU tìm – nạp lệnh từ ROM ngoài.

PSEN\ = 1  CPU sử dụng ROM trong (không sử dụng ROM ngoài).

– Khi sử dụng bộ nhớ chương trình bên ngoài, chân PSEN\ thường được nối với chân OE\ của ROM ngoài để cho phép CPU đọc mã lệnh từ ROM ngoài.

f. Chân ALE\

– ALE (Address Latch Enable): cho phép chốt địa chỉ, chân số 30.

– Chức năng:

  • Là tín hiệu cho phép chốt địa chỉ để thực hiện việc giải đa hợp cho bus địa chỉ byte thấp và bus dữ liệu đa hợp (AD0 – AD7).
  • Là tín hiệu xuất tích cực mức cao.

ALE = 0  trong thời gian bus AD0 – AD7 đóng vai trò là ngõ vào của xung lập trình (PGM\).

√ Lưu ý: có thể làm xung clock cho các mạch khác.

(MHz): tần số xung tại chân ALE.

(MHz): tần số dao động trên chip (tần số thạch anh).

– Khi lệnh lấy từ dữ liệu từ RAM ngoài (MOVX) được thực hiện thì một xung ALE bị bỏ qua.

g. Chân EA\

– EA (External Access): truy xuất ngoài, chân số 31.

– Chức năng:

  • Là tín hiệu cho phép truy xuất (sử dụng) bộ nhớ chương trình (ROM) ngoài.
  • Là tín hiệu nhập, tịch cực mức thấp.

EA\ = 0 chip 89S52 sử dụng chương trình của ROM ngoài.

EA\ = 1 chip 89S52 sử dụng chương trình của ROM trong.

– Khi lập trình cho ROM trong chip thì chân EA đóng vai trò là ngõ vào của điện áp lập trình ( = 12V – 12,5V cho họ 89xx; 21V cho họ 80xx, 87xx).

Lưu ý: Chân EA\ phải được nối lên Vcc (nếu sử dụng chương trình của ROM trong) hoặc nối xuống GND (nếu sử dụng chương trình của ROM ngoài), không bao giờ được phép bỏ trống chân này.

h. Chân XTAL1, XTAL2

– XTAL (Crystal): tinh thể thạch anh, chân số 18 – 19.

– Chức năng:

  • Dùng để nối với thạch anh hoặc mạch dao động tạo xung clock bên ngoài, cung cấp tín hiệu xung clock cho chip hoạt động.
  • XTAL1 -> ngõ vào mạch tạo xung clock trong chip.
  • XTAL2 -> ngõ ra mạch tạo xung clock trong chip.

√ Lưu ý: (MHz): tần số danh định.

fTYP = 12 MHz                     trong đó: fTYP (MHz): tần số danh định
Sơ đồ kết nối thạch anh và mạch dao động bên ngoài
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kết nối thạch anh và mạch dao động bên ngoài

i. Chân RST

– RST (Reset): thiết lập lại, chân số 9.

– Chức năng:

  • Là tín hiệu cho phép thiết lặp (đặt) lại trạng thái ban đầu cho hệ thống.
  • Là tín hiệu nhập tích cực mức cao.

RST = 0 Chip 89S52 hoạt động bình thường.

RST = 1 Chip 89S52 được thiết lặp trạng thái ban đầu.

√ Lưu ý:

tReset ≥ 2xTMachine

TMachine = 12 / Fosc

tReset (µs): thời gian reset.

Fosc (MHz): tần số thạch anh.

TMachine(µs): chu kỳ máy.

Sơ đồ các mạch Reset
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ các mạch Reset

j. Chân VCC, GND

GND: nguồn cấp điện, chân số 40 và 20.

– Chức năng:

  • Cung cấp nguồn điện cho chip 89S52 hoạt động.
  • Vcc = +5V ± 10% và GND = 0V.

3. CẤU TRÚC CÁC PORT XUẤT NHẬP CHIP 89S52

Khả năng fanout ( số lượng tải đầu ra) của từng chân port chip 89S52 là:

  • Port0: 8 tải TTL.
  • Port 1: 4 tải TTL.
  • Port 2: 4 tải TTL.
  • Port 3: 4 tải TTL.

√ Lưu ý:

  • Khi Port 0 đóng vai trò là port xuất nhập thì sẽ không có điện trở kéo lên bên trong  → do đó người sử dụng cần thêm vào điện trở kéo lên bên ngoài.
Cấu trúc bên trong của các port xuất nhập
Hình 2.1: Cấu trúc bên trong của các port xuất nhập
  • Ở chế độ mặc định (khi reset) thì tất cả các chân của các port (P0 – P3) được cấu hình là port xuất dữ liệu.
  • Muốn các chân port của chip 89S52 làm port nhập dữ liệu thì ta cần phải được lập trình lại, bằng cách ghi mức logic cao (mức 1) đến tất cả các bit (các chân) của port trước khi bắt đầu nhập dữ liệu từ port.
  • Các chân trong cùng một port không nhất thiết phải có cùng kiểu cấu hình (port xuất hoặc port nhập). Nghĩa là trong cùng một port có thể có chân dùng để nhập dữ liệu, có thể có chân dùng để xuất dữ liệu. Điều này là tùy thuộc vào nhu cầu và mục địch của người lập trình.

Tài liệu cơ điện tử – tự thiết kế và lắp ráp mạch điện thông minh

 

Quá trình ghi chân port (xuất dữ liệu ra chân port).

Thao tác ghi chân port
Hình 2.2: Thao tác ghi chân port

Quá trình đọc chân port (nhập dữ liệu từ chân port).

Thao tác đọc chân port
Hình 2.3: Thao tác đọc chân port

Quá trình đọc bộ chốt (kiểm tra dữ liệu tại chân port).

Thao tác đọc bộ chốt
Hình 2.4: Thao tác đọc bộ chốt

√ Lưu ý: Việc đọc dữ liệu của bất kỳ một port nào có thể cho ta hai giá trị khác nhau tùy thuộc vào lệnh mà ta sử dụng để đọc dữ liệu từ port. Xảy ra hiện tượng không mong muốn này là do quá trình đọc dữ liệu của chip 89S52 gồm hai quá trình khác nhau: quá trình đọc chân port và quá trình đọc bộ chốt.

  • Quá trình đọc chân port: Khi ta sử dụng các lệnh MOV, ADD,… Dữ liệu nhận được sau khi thực hiện quá trình đọc là dữ liệu hiện tại ở các chân port.
  • Quá trình đọc bộ chốt: Khi ta sử dụng các lệnh ANL, Orl, XRL, CPL, INC, DEC, DJNZ, JBC, CLR bit, SETB bit, MOV bit. Dữ liệu nhận được sau khi thực hiện quá trình đọc là dữ liệu hiện tại ở các bộ chốt (là các dữ liệu đã được ghi ra port tại thời điểm trước đó bởi quá trình ghi chân port), chứ không phải là dữ liệu hiện tại ở các chân port. Cho nên, nếu tại thời điểm thực hiện quá trình đọc mà dữ liệu tại các chân port có bị thay đổi đi chăng nữa thì dữ liệu đọc về cũng không được cập nhật.

4. TỔ CHỨC BỘ NHỚ CỦA CHIP 89S52

– Bộ vi xử lý → có không gian bộ nhớ chung cho dữ liệu và chương trình.

Tổ chức bộ nhớ của chip 89S52
Tổ chức bộ nhớ của chip 89S52

→ chương trình và dữ liệu nằm chung trên RAM trước khi đưa vào CPU để thực thi.

– Bộ vi điều khiển → có không gian bộ nhớ riêng cho dữ liệu và chương trình.

Hình bộ vi điều khiển
Hình bộ vi điều khiển

→ chương trình và dữ liệu nằm trên ROM và RAM trước khi đưa vào CPU để thực thi.

– Tổ chức bộ nhớ của chip 89S52

Không gian bộ nhớ của chip 89S52
Hình 2.5: Không gian bộ nhớ của chip 89S52
Bộ nhớ dữ liệu trên chip 89S52
Hình 2.6: Bộ nhớ dữ liệu trên chip 89S52

4.1 Bộ nhớ trong

Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong

a. Bộ nhớ chương trình (ROM)

– Dùng để lưu trữ chương trình điều khiển cho chip 89S52 hoạt động.

– Chip 89S52 có 8 KB ROM trong, địa chỉ truy xuất: 000H – FFFH.

b. Bộ nhớ dữ liệu (RAM)

– Dùng để lưu trữ các dữ liệu và tham số.

– Chip 89S52 có 256 byte RAM trong, địa chỉ truy xuất: 00H – 7FH.

Hai đặc tính cần chú ý là:

  • Các thanh ghi và các port xuất nhập đã được định vị (xác định) trong bộ nhớ và có thể truy xuất trực tiếp giống như các địa chỉ bộ nhớ khác
  • Ngăn xếp bên trong Ram nội nhỏ hơn so với Ram ngoại như trong các bộ Microcontroller khác.

– RAM  bên trong chip 89S52 được phân chia như sau:

  • Các bank thanh ghi có địa chỉ từ 00H đến 1FH.
  • RAM địa chỉ hóa từng bit có địa chỉ từ 20H đến 2FH.
  • RAM đa dụng từ 30H đến 7FH.
  • Các thanh ghi chức năng đặc biệt từ 80H đến FFH.
  • RAM đa dụng:

– Mặc dù trên hình vẽ cho thấy 80 byte đa dụng chiếm các địa chỉ từ 30H đến 7FH, 32 byte dưới từ 00H đến 1FH cũng có thể dùng với mục đích tương tự (mặc dù các địa chỉ này đã có mục đích khác).

– Mọi địa chỉ trong vùng RAM đa dụng đều có thể truy xuất tự do dùng kiểu địa chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp.

  • RAM có thể truy xuất từng bit:

– 89S52 chứa 210 bit được địa chỉ hóa, trong đó có 128 bit có chứa các byte chứa các địa chỉ từ 20F đến 2FH và các bit còn lại chứa trong nhóm thanh ghi có chức năng đặc biệt.

– Ý tưởng truy xuất từng bit bằng phần mềm là các đặc tính mạnh của microcontroller xử lý chung. Các bit có thể được đặt, xóa, AND, OR,…, với 1 lệnh đơn. Đa số các microcontroller xử lý đòi hỏi một chuỗi lệnh đọc – sửa – ghi để đạt được mục đích tương tự. Ngoài ra các port cũng có thể truy xuất được từng bit.

– 128 bit mà truy xuất từng bit này cũng có thể truy xuất như các byte hoặc như các bit phụ thuộc vào lệnh được dùng.

Khái niệm mạch điện tử điều khiển là gì?

 

√ Các dãy thanh ghi:

Các dãy thanh ghi
Các dãy thanh ghi

→ cho phép truy xuất dữ liệu nhanh, lệnh truy xuất đơn giản và ngắn gọn.

Bảng số liệu dưới đây minh họa địa chỉ của các ô nhớ trong một dãy các ký hiệu thanh ghi R0 – R7 được gán cho từng ô nhớ trong dãy tích cực.

Địa chỉ của các thanh ghi (R0 - R7) tương ứng với dãy thanh ghi tích cực
Bảng 2.2: Địa chỉ của các thanh ghi (R0 – R7) tương ứng với dãy thanh ghi tích cực.

Lưu ý:

  • Ở chế độ mặc định thì dãy thanh ghi tích cực (đang được sử dụng) là dãy 0 và các thanh ghi trong dãy lần lượt có tên là R0 – R7. Có thể thay đổi dãy tích cực bằng cách thay đổi các bit chọn dãy thanh ghi RS1 và RS0 trong thanh ghi PSW.
  • Nếu chương trình của ta chỉ sử dụng dãy thanh ghi đầu tiên (dãy 0) thì ta có thể sử dụng vùng nhớ 08H – 1FH cho các mục đích khác của ta. Nhưng nếu trong chương trình có sử dụng các dãy thanh ghi (dãy 1, 2 hoặc 3) thì phải rất cẩn thận khi sử dụng vùng nhớ tù 1FH trở xuống vì nếu sơ suất ta có thể ghi dữ liệu đè lên các thanh ghi R0 – R7 của ta.

c. Thanh ghi chức năng đặc biệt (SFR)

Thanh ghi chức năng đặc biệt (SFR)
Thanh ghi chức năng đặc biệt (SFR)

√ Lưu ý:

  • Không được phép đọc hay ghi dữ liệu vào các địa chỉ SFR mà nó chưa được đăng ký (nghĩa là các địa chỉ SFR chưa được đặt tên). Vì việc đọc hay ghi dữ liệu vào các nơi này có thể làm phát sinh những hoạt động không mong muốn và đó có thể là nguyên nhân làm cho chương trình của ta không tương thích với các phiên bản sau của chip MCS-51 (có thể ở các phiên bản đó các địa chỉ SFR này được sử dụng cho một vài mục đích khác).
  • Chỉ được truy xuất các SFR bằng kiểu định địa chỉ trực tiếp (tuyệt đối không sử dụng kiểu định địa chỉ gián tiếp trong trường hợp này).

– Các loại thanh ghi chức năng đặt biệt gồm có: thanh ghi A, thanh ghi B, thanh ghi từ PSW, thanh ghi SP, thanh ghi DPTR, thanh ghi port xuất nhập, thanh ghi port nối tiếp, thanh ghi định thời, thanh ghi ngắt, thanh ghi điều khiển nguồn.

4.2 Bộ nhớ ngoài

– Chip 89S52 cho ta khả năng mở rộng:

  • Không gian bộ nhớ chương trình lên đến 64 KB.
  • Không gian bộ nhớ dữ liệu lên đến 64 KB.

– Khi sử dụng bộ nhớ ngoài:

  • Port 0 → bus địa chỉ byte thấp và bus dữ liệu đa hợp (AD0 – AD7).
  • Port 2 → bus địa chỉ byte cao (A8 – A15).
  • Port 3 → các tín hiệu điều khiển (WR\, RD\).

Đa hợp (16 đường)

Sự khác nhau giữa đa hợp và không đa hợp bus địa chỉ và bus dữ liệu
Hình 2.7: Sự khác nhau giữa đa hợp và không đa hợp bus địa chỉ và bus dữ liệu

→ nhằm làm giảm số lượng chân đưa ra ngoài chip → giảm kích thước của chip.

a. Kết nối và truy xuất bộ nhớ chương trình ngoài (Accessing External Code Memory)

– Bộ nhớ chương trình bên ngoài là bộ nhớ ROM được cho phép của tín hiệu PSEN\. Sự kết nối phần cứng của bộ nhớ EPROM như sau:

Sự kết nối phần cứng của bộ nhớ EPROM
Hình 2.8: Sự kết nối phần cứng của bộ nhớ EPROM
Giản đồ thời gian của chu kỳ tìm nạp lệnh ở bộ nhớ chương trình ngoài
Hình 2.9: Giản đồ thời gian của chu kỳ tìm nạp lệnh ở bộ nhớ chương trình ngoài

b. Kết nối và truy xuất bộ nhớ dữ liệu ngoài (Accessing External Data Memory)

– Bộ nhớ dữ liệu ngoài là một bộ nhớ RAM được đọc hoặc ghi khi được cho phép của tín hiệu RD\ và WR\. Hai tín hiệu này nằm ở chân P3.7 (RD) và P3.6 (WR). Lệnh MOVX được dùng để truy xuất bộ nhớ dữ liệu ngoài và dùng một bộ đệm dữ liệu 16 bit (DPTR), R0 hoặc R1 như là một thanh ghi địa chỉ.

– Các RAM có thể giao tiếp với 89S52 tương tự cách thức như EPROM ngoại trừ chân RD\ của 89S52 nối với chân OE\ (Output Enable) của RAM và chân WR\ của 98S52 nối với chân WE\ của RAM. Sự nối các bus địa chỉ và dữ liệu tương tự như cách nối của EPROM.

Sự kết nối phần cứng của bộ nhớ RAM
Hình 2.10: Sự kết nối phần cứng của bộ nhớ RAM
Giản đồ thời gian của chu kỳ tìm nạp lệnh ở bộ nhớ dữ liệu ngoài
Hình 2.11: Giản đồ thời gian của chu kỳ tìm nạp lệnh ở bộ nhớ dữ liệu ngoài

c. Giải mã địa chỉ:

Nếu trường hợp ROM và RAM được kết hợp từ nhiều bộ nhớ có dung lượng nhỏ hoặc cả hai giao tiếp với chip 89S52 thì ta cần phải giải mã địa chỉ. Việc giải mã này cũng cần cho hầu hết các bộ vi xử lý.

Ví dụ nếu các ROM và RAM có dung lượng 8 KB được sử dụng thì tầm địa chỉ mà chip 89S52 quản lý (0000H – FFFFH) cần phải được giải mã thành từng đoạn 8 KB để chip có thể chọn từng IC nhớ trên các giới hạn 8 KB tương ứng: IC1: 0000H – 1FFFH, IC2: 2000H – 3FFFH,…

IC chuyên dùng cho việc tạo tín hiệu giải mã là 74HC138, các ngõ ra của IC này lần lượt được nối với các ngõ vào chọn chip CS\ tương ứng của các IC nhớ để cho phép các IC nhớ hoạt động (tại một thời điểm chỉ có một IC nhớ được phép hoạt động). Cần lưu ý là do các đường cho phép IC nhớ hoạt động riêng lẽ cho từng loại (PSEN\ cho bộ nhớ chương trình, RD\ và WR\ cho bộ nhớ dữ liệu) nên 89S52 có thể quản lý không gian nhớ lên đến 64 KB cho ROM và cho 64 KB cho RAM.

d. Các không gian nhớ chương trình và dữ liệu gối nhau

Không gian nhớ chương trình và dữ liệu gối nhau
Hình 2.12: Không gian nhớ chương trình và dữ liệu gối nhau

RAM 1: đóng vai trò là bộ nhớ dữ liệu.

RAM 2: đóng vai trò là bộ nhớ chương trình + bộ nhớ dữ liệu.


CHƯƠNG 3THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH

 

1. TẠO KHỐI 64 LED HIỂN THỊ 3D

  • Thiết kế một khối led siêu sáng hình lập phương gồm 4 tầng, với 4 led ở mỗi cạnh. Như vậy, mỗi tầng sẽ có 16 led và 4 tầng sẽ tạo được 1 khối 64 led.
Khối 64 led hiển thị 3D
Hình 3.1: Khối 64 led hiển thị 3D
  • Các chân led trên cùng 1 tầng (màu xanh) sẽ được nối chung chân anodes (+). Các chân cùng 1 một cột (màu đỏ) được nối chung chân cathodes (-).
  • Như vậy, chúng ta sẽ tạo được 1 khối led 3D có thể điều khiển trực tiếp đến từng con led.

2. Thiết kế bộ nguồn cho mạch

Khối nguồn
Sơ đồ 3.1: Khối nguồn

3. Thiết kế mạch nguyên lý

Sơ đồ mạch nguyên lý hoạt động
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ mạch nguyên lý hoạt động

4. Sơ đồ mạch in

Sơ đồ mạch in
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ mạch in

5. Thiết kế sắp xếp linh kiện

Thiết kế linh kiện trên mạch
Hình 3.2: Thiết kế linh kiện trên mạch

6. Lưu đồ giải thuật và phần mềm cho 89S52

a. Lưu đồ giải thuật

  • Chương trình chính:
Chương trình chính
Chương trình chính

 

  • Chương trình con:

 

Chương trình con
Chương trình con
Chương trình sáng dần 4 cột phải trái
Chương trình sáng dần 4 cột phải trái

 

Chương trình sáng từng led
Chương trình sáng từng led
Chương trình xoay từng lớp
Chương trình xoay từng lớp

b. Phần mềm cho 89S52

;========================================================

;P3 DIEU KHIEN TAN TICH CUC MUC 1

;P3.0 DIEU KHIEN TAN 1

;P0 VA P2 DIEU KHIEN LOP TICH CUC MUC 0

;========================================================

$MOD51

ORG   00H

MOV  P3,#0FFH

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0FFH

MAIN:

LCALL           TUNGLOP

LCALL           SANG_COT

LCALL           TRUOCSAU

LCALL           XOAY_TL

LCALL           CT1

LCALL           SANG_DAN

LCALL           TUNGCOT

LCALL           NOHOA

SJMP  MAIN

;========================================================

;CHUONG TRINH CON SANG TUNG LOP TU DUOI LEN VA TREN XUONG

;========================================================

TUNGLOP:

MOV  R5,#3

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#00H

MOV  P2,#00H

LCALL           DELAY1

LOOP11:

MOV  A,P3

RL       A

MOV  P3,A

LCALL           DELAY1

CJNE  A,#08H,LOOP11

LOOP12:

MOV  A,P3

RR       A

MOV  P3,A

CALL DELAY1

CJNE  A,#01H,LOOP12

DJNZ  R5,LOOP11

RET

;========================================================

;CHUONG TRINH CON SANG TUNG COT

;========================================================

TUNGCOT:

MOV  R5,#3

LOOP2:

MOV  P3,#0FFH

MOV  P0,#0FEH

MOV  P2,#0FFH

LCALL           DELAY2

LOOP21:

MOV  A,P0

RL       A

MOV  P0,A

LCALL           DELAY2

CJNE  A,#7FH,LOOP21

CPL     P0.7

MOV  P3,#0FFH

MOV  P2,#0FEH

MOV  P0,#0FFH

LCALL           DELAY2

LOOP22:

MOV  A,P2

RL       A

MOV  P2,A

CALL DELAY2

CJNE  A,#7FH,LOOP22

DJNZ  R5,LOOP2

RET

;========================================================

;CHUONG TRINH CON CT1

;========================================================

CT1:

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0FFH

MOV  P3,#00H

CALL DELAY1

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0FEH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0EFH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0F7H

MOV  P2,#0FFH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#7FH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0EFH

MOV  P2,#0FFH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0FEH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0F7H

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#07FH

MOV  P2,#0FFH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0DFH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0FDH

MOV  P2,#0FFH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0BFH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#0FBH

MOV  P2,#0FFH

CALL DELAY1

CALL LOOP31

RET

;========================================================

LOOP31:

MOV  A,P3

RL       A

MOV  P3,A

LCALL           DELAY1

JNB     P3.3,LOOP31

RET

;========================================================

;CHUONG TRINH CON SANG DAN 4 LOP

;========================================================

SANG_DAN:

MOV  R5,#3

MOV  P3,#01H

MOV  P0,#00H

MOV  P2,#00H

LCALL           DELAY1

LOOP111:

MOV  A,P3

SETB  C

RLC    A

MOV  P3,A

LCALL           DELAY1

CJNE  A,#0FH,LOOP111

LOOP121:

MOV  A,P3

CLR    C

RLC    A

MOV  P3,A

CALL DELAY1

CJNE  A,#00H,LOOP121

DJNZ  R5,LOOP111

RET

;========================================================

;CHUONG TRINH CON SANG DAN 4 COT TU PHAI QUA TRAI

;========================================================

SANG_COT:

MOV  R5,#3

LOOP112:

MOV  P3,#0FFH

MOV  P0,#0F0H

MOV  P2,#0FFH

LCALL           DELAY1

MOV  P3,#0FFH

MOV  P0,#0FH

MOV  P2,#0FFH

LCALL           DELAY1

MOV  P3,#0FFH

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0F0H

LCALL           DELAY1

MOV  P3,#0FFH

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0FH

LCALL           DELAY1

MOV  P3,#0FFH

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0F0H

LCALL           DELAY1

MOV  P3,#0FFH

MOV  P0,#0FH

MOV  P2,#0FFH

LCALL           DELAY1

DJNZ  R5,LOOP112

RET

;========================================================

;CHUONG TRINH CON XOAY TUNG LOP

;========================================================

XOAY_TL:

MOV              R5,#3

MOV              P3,#00H

MAIN1:

MOV              P2, #0FFH

MOV              P0, #0FFH

CLR                P3.3

SETB              P3.0

LCALL           C1

LCALL           DL1

LCALL           C2

LCALL           DL1

LCALL           C3

LCALL           DL1

LCALL           C4

LCALL           DL1

LCALL           C5

LCALL           DL1

LCALL           C6

LCALL           DL1

CLR                P3.0

SETB              P3.1

LCALL           C1

LCALL           DL1

LCALL           C2

LCALL           DL1

LCALL           C3

LCALL           DL1

LCALL           C4

LCALL           DL1

LCALL           C5

LCALL           DL1

LCALL           C6

LCALL           DL1

CLR                P3.1

SETB              P3.2

LCALL           C1

LCALL           DL1

LCALL           C2

LCALL           DL1

LCALL           C3

LCALL           DL1

LCALL           C4

LCALL           DL1

LCALL           C5

LCALL           DL1

LCALL           C6

LCALL           DL1

CLR                P3.2

SETB              P3.3

LCALL           C1

LCALL           DL1

LCALL           C2

LCALL           DL1

LCALL           C3

LCALL           DL1

LCALL           C4

LCALL           DL1

LCALL           C5

LCALL           DL1

LCALL           C6

LCALL           DL1

MOV              P3, #0FFH

LCALL           C1

LCALL           DL1

LCALL           C2

LCALL           DL1

LCALL           C3

LCALL           DL1

LCALL           C4

LCALL           DL1

LCALL           C5

LCALL           DL1

LCALL           C6

LCALL           DL1

LCALL           C6

LCALL           DL1

LCALL           C5

LCALL           DL1

LCALL           C4

LCALL           DL1

LCALL           C3

LCALL           DL1

LCALL           C2

LCALL           DL1

LCALL           C1

LCALL           DL1

DJNZ              R5,MAIN11

RET

MAIN11:

LJMP  MAIN1

C1:      MOV  P2, #0FFH

MOV  P0, #0FFH

CLR    P0.0

CLR    P0.6

CLR    P2.2

CLR    P2.4

RET

C2:      MOV  P2, #0FFH

MOV  P0, #0FFH

CLR    P0.6

CLR    P0.7

CLR    P2.2

CLR    P2.3

RET

C3:      MOV  P2, #0FFH

MOV  P0, #0FFH

CLR    P2.0

CLR    P2.1

CLR    P0.5

CLR    P0.4

RET

C4:      MOV  P2, #0FFH

MOV  P0, #0FFH

CLR    P2.1

CLR    P2.7

CLR    P0.5

CLR    P0.3

RET

C5:      MOV  P2, #0FFH

MOV  P0, #0FFH

CLR    P2.6

CLR    P2.1

CLR    P0.5

CLR    P0.2

RET

C6:      MOV  P2, #0FFH

MOV  P0, #0FFH

CLR    P2.5

CLR    P2.2

CLR    P0.6

CLR    P0.1

RET

========================================================

;CHUONG TRINH CON NO HOA CHOP TAT

;========================================================

NOHOA:

MOV  R5,#3H

HOASANG:

MOV  P3,#00H

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0FFH

LCALL           DELAY500MS

SETB  P3.2

MOV  P0,#0DFH

LCALL           DELAY500MS

SETB  P3.1

MOV  P2,#0FDH

LCALL           DELAY500MS

MOV  P0,#9FH

LCALL           DELAY500MS

MOV  P2,#0F9H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P0,#97H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P2,#79H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P2,#69H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P0,#96H

LCALL           DELAY500MS

SETB  P3.3

LCALL           DELAY500MS

SETB  P3.0

LCALL           DELAY500MS

MOV  P0,#86H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P2,#68H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P2,#48H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P0,#84H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P2,#40H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P0,#04H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P0,#00H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P2,#00H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P0,#00H

MOV  P2,#00H

LCALL           DELAY500MS

CHOPTAT:

MOV  P3,#00H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P3,#0FH

LCALL           DELAY500MS

MOV  P3,#00H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P3,#0FH

LCALL           DELAY500MS

MOV  P3,#00H

LCALL           DELAY500MS

MOV  P3,#0FH

LCALL           DELAY500MS

DJNZ  R5,NHAYVE

RET

NHAYVE:

LJMP  HOASANG

;========================================================

;CHUONG TRINH CON SANG 4 COT TU TRUOC RA SAU

;========================================================

TRUOCSAU:

MOV  R5,#3H

MOV  P3,#0FFH

MOV  P0,#0FFH

MOV  P2,#0FFH

TRUOCSAU1:

MOV  P0,#0E7H

MOV  P2,#0E7H

LCALL           DELAY1

MOV  P0,#0DBH

MOV  P2,#0DBH

LCALL           DELAY1

MOV  P0,#0BDH

MOV  P2,#0BDH

LCALL           DELAY1

MOV  P0,#7EH

MOV  P2,#7EH

LCALL           DELAY1

MOV  P0,#0BDH

MOV  P2,#0BDH

LCALL           DELAY1

MOV  P0,#0DBH

MOV  P2,#0DBH

LCALL           DELAY1

DJNZ  R5,TRUOCSAU1

RET

;==================================================

; CHUONG TRINH CON DELAY 500MS

;==================================================

DELAY500MS:

MOV  R6,#255

DELAY500MS1:      MOV  R7,#255

DELAY500MS2:      DJNZ  R7,DELAY500MS2

DJNZ  R6,DELAY500MS1

RET

;==================================================

; CHUONG TRINH CON DELAY

;==================================================

DL1:

MOV  R6,#0FFH

DE1:   MOV  R7,#7FH

DE2:   DJNZ  R7,DE2

DJNZ  R6,DE1

RET

;==================================================

;CHUONG TRINH CON DELAY 1

;==================================================

DELAY1:

MOV  R7,#0FFH

DE11: MOV  R6,#0BFH

DJNZ  R6,$

DJNZ  R7,DE11

RET

;=================================================

;CHUONG TRINH CON DELAY 2

;=================================================

DELAY2:

MOV  R7,#0FFH

DE22: MOV  R6,#5FH

DJNZ  R6,$

DJNZ  R7,DE22

RET

END

 

 

Nếu bạn muốn tải tài liệu hướng dẫn thiết kế mạch điều khiển LED trang trí thì hãy bình luận và nhập email tại bài viết này. Chúng tôi sẽ gửi email cho bạn ngay khi nhận được thông báo.

Ý kiến bình luận



3 bình luận “ Đồ án thiết kế mạch điện điều khiển đèn Led trang trí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *