[Tài Liệu] Phương án phòng cháy chữa cháy theo mẫu PC11

Tài liệu hướng dẫn phương án phòng cháy chữa cháy cơ sở, bao gồm các mục: Vị trí địa lý, giao thông, nguồn nước, thiết bị, tính chất nguy hiểm của các loại hóa chất và chất nổ độc hại có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Phương án chữa cháy cơ sở

Sơ đồ mặt bằng cơ sở
Sơ đồ mặt bằng cơ sở

 

Sơ đồ mặt bằng tổng thể

Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử dụng của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở; vị trí và kích thước đường giao thông; vị trí và trữ lượng các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh.

(Có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn A4)

Đối với cơ sở là nhà cao tầng phải có thêm sơ đồ mặt cắt đứng và mặt bằng tầng điển hình.

A. Đặc điểm có liên quan đến công tác chữa cháy

I. Vị trí địa lý

Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận, huyện… bao nhiêu km; các công trình, đường phố, sông, hồ…. tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

 Ví  dụ:

Công ty TNHH SX – TM – DV ABC cách Cảnh sát PCCC&CNCH số 01 khoảng 8 km.

  • Phía Đông giáp       : Giáp DNTN Nhựa TD
  • Phía Tây                  : Giáp với Công ty Điện tử HE
  • Phía Nam                : Giáp với đường số 04
  • Phía Bắc                : Giáp với Công ty TNHH PH

 

II. Giao thông phục vụ chữa cháy

1. Giao thông bên trong

Lối đi lại trong khu vực cơ sở

 Ví  dụ:

Lối vào cổng chính rộng 9,5m; cổng phụ 6m; đường nội bộ trong Công ty rộng từ 5,5 đến 12m, có sân bãi rộng; xe chữa cháy có thể hoạt động và tiếp cận dễ dàng.

 

2. Giao thông bên ngoài

Ghi đặc điểm các tuyến đường chính phục vụ công tác chữa cháy.

 Ví  dụ:

– Công ty TNHH SX – TM – DV ABC cách Cảnh sát PCCC&CNCH số 01 khoảng 8 km qua các tuyến đường ngắn nhất là

+ Cảnh sát PCCC&CNCH số 01 -> Bến Nghé -> Đi Cung -> Lê Lợi -> Nguyễn Sinh Cung -> Lâm Hoàng -> Cơ sở.

+ Cảnh sát PCCC&CNCH số 01 -> Bến Nghé -> Nguyễn Thái Học -> Bà Triệu -> Phm Văn Đồng -> Cơ sở.

– Xe chữa cháy của Cảnh sát PCCC có thể triển khai đội hình xử lý các tình huống khi có sự cố xảy ra cháy. Đây là các đường giao thông chính trong thành phố lưu lượng người đi lại đông, nhất là vào các giờ cao điểm: buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều… Chú ý khi đi qua các ngã tư có đèn đỏ, vào các giờ cao điểm có thể bị ùn tắc giao thông, lái xe chữa cháy cần chú ý làm chủ tốc độ, tận dụng quyền ưu tiên nhưng phải đảm bảo an toàn, đề phòng xảy ra tai nạn giao thông.

 

III. NGUỒN NƯỚC CHỮA CHÁY

Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp phục vụ chữa cháy bên trong cơ sở và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.

 Ví  dụ:

TT

 

 

Nguồn nước

Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s)

 

Vị trí, khoảng cách nguồn nước

 

Những điểm cần lưu ý

I

Bên trong cơ sở :

 

 

 

 

01

 

Bể ngầm tại sân vườn

 

20 m3

Tại sân vườn của cơ sở

Khả năng lấy

nước 24/24 giờ, xe chữa cháy và máy bơm Ebara Indonesia có thể

lấy nước được

II

Bên ngoài cơ sở :

 

 

 

 

 

01

01 trụ nước chữa cháy công cộng của Khu Công nghiệp

14 lít/giây

Trong Khu Công nghiệp,

cách cơ sở 200m

Khả năng lấy nước 24/24 giờ, xe chữa cháy và máy bơm có thể lấy nước được

02

Sông Hương

Lớn

Bên  cạnh  Cơ  sở,  cách

100m

Khả năng lấy nước 24/24 giờ,tất cả các mùa xe chữa cháy và máy bơm nước Pentax Ý có thể lấy nước được

 

IV. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC

1. Tính chất hoạt động của cơ sở

Ghi rõ tính chất hoạt động của cơ sở mình, kinh doanh gì, sản xuất gì, hoạt động trong lĩnh vực nào,v.v.

 Ví  dụ:

Công ty TNHH SX – TM – DV ABC hoạt động sản xuất giày, dép.

 

2. Đặc điểm kiến trúc

Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu

kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái…Phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, số người thường xuyên có mặt.

 Ví dụ:

Công ty TNHH SX – TM – DV ABC có tổng diện tích đất khoảng 15.000 m2.

Gm các khu vực chính:

– Nhà bảo vệ: 12 m2, bê tông cốt thép, bậc chịu lửa: II, chất cháy chủ yếu là:

bàn ghế gỗ (ít có khả năng cháy lan).

– Nhà làm việc: 320 m2; 2 tầng; bê tông cốt thép; bậc chịu lửa: bậc II, 01 cầu thang bộ; chất cháy chủ yếu: bàn, ghế gỗ, thiết bị điện như vi tính,điều hòa, phông màn vải,…; có khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh

– Xưởng SX giày, dép: 1864 m2; 02 lối thoát hiểm; bê tông cốt thép, bậc chịu

la: II, chất cháy chủ yếu là: da, vải, giấy, các thiết bị sản xuất, thiết bị điện, dây dẫn điện,…; có khả năng cháy lan.

– Kho trống: 1864 m2, 02 lối thoát hiểm, bậc chịu lửa: bậc II,

– Kho chứa vật liệu: 711m2, 02 lối thoát hiểm, sử dụng chứa vật liệu: gỗ, alu, giấy,….

– Nhà ăn: 504 m2, bê tông cốt thép, bậc chịu lửa: bậc II, 01 cửa thoát hiểm,

có khả năng cháy lan qua các khu vực xung quanh.

– Nhà nghỉ nhân viên: 23 m2, bê tông cốt thép, bậc chịu lửa: bậc II.

– Nhà để xe ô tô: 40m2, khung thép mái tôn, bậc chịu lửa bậc III. Số lượng người thường xuyên có mặt: 50 người.

 

3. Đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ

Nêu đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh.

 Ví  dụ:

Chất cháy chủ yếu là Da (giày), giấy, gỗ, cao su, vải,… số lượng lớn. Khi xảy ra cháy, nổ đám cháy phát triển nhanh và có khả năng cháy lan nhanh ra toàn bộ Công ty và các khu vực, các cơ sở xung quanh. Đám cháy tỏa ra nhiều khói, khí độc, gây khó khăn cho công tác tổ chức trinh sát cứu người bị nạn, cứu tài sản và chữa cháy.

a) Chất cháy là gỗ:

– Gỗ là vật liệu dễ cháy thuộc trạng thái rắn, tồn tại rất phổ biến trong công trình, được sử dụng làm các loại bàn ghế, tủ, ốp tường, vách ngăn, tay vịn cầu thang …

– Sản phẩm cháy thường là CO2 và 10 – 20% khối lượng than gỗ. Vì vậy, gỗ thường cháy lâu, âm ỉ, tạo than hồng gây khó khăn cho việc dập tắt đám cháy.

b) Chất cháy là da (giày):

– Là chất cháy phổ biến trong Công ty. Sản phẩm cháy của da (giày) dễ bắt cháy ở nhiệt độ hơn 100 0C.

– Khi cháy tạo ra nhiều khói, muội than và khí độc (khí CO, CO2,…), có khả năng gây ngạt và ngộ độc khí cao.

c) Chất cháy là vải:

– Vải là vật liệu dễ cháy, ở 100 0C vải dễ bị Cacbon hóa, bị phân hủy và giải phóng khí như CO, CO2 và các hydrocacbon khác.

– Trong trụ sở các sản phẩm từ vải được sử dụng chủ yếu như: các loại

png rèm, khăn trải tập trung hầu hết ở các phòng, các loại chăn, ga, gối, nệm, mút tập trung nhiều ở nhà làm việc và các phòng bảo vệ thường trực 24/24 giờ trong ngày.

– Nhiệt độ tỏa ra của len vải khi cháy có thể đạt từ 650 đến 1000 0C.

– Vải khi bị cháy thường tạo ra nhiều khói và khí. Khói và khí độc tác động đến hệ hô hấp có thể làm cho người bị choáng, bị ngất và dẫn đến tử vong. Không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, khói và khí độc còn làm hạn chế tầm nhìn gây khó khăn cho công tác thoát nạn và cứu chữa đám cháy.

d) Chất cháy là giấy:

– Giấy được sử dụng trong trụ sở gồm các loại như: loại giấy tờ, hồ sơ; sổ sách, tài liệu, tạp chí…. được phân bố ở hầu hết các phòng.

– Giấy là loại vật liệu dễ cháy, khi cháy thường tạo nên ngọn lửa lớn ; cùng

với quá trình đối lưu không khí, các sản phẩm cháy của giấy dễ bị cuốn bay khắp nơi, xảy ra cháy lan cháy lơn.

Với đặc điểm tập trung đông người trong giờ làm việc, nên khi xảy ra cháy công tác cứu người bị nan gặp nhiều khó khăn do tâm lý hoảng loạn, chen lấn của công nhân trong đám cháy, có thể dẫn đến thương vong nếu không làm tốt công tác hướng dẫn thoát nạn.

e) Chất cháy là nhựa tổng hợp:

– Trong công trình sử dung các sản phẩm từ nhựa tổng hợp chủ yếu như như: các loại bàn ghế, dụng cụ phục vụ làm việc, các loại quạt treo tường và quạt

bàn …

– Nhựa tổng hợp khi chịu tác động của nhiệt độ sẽ bị nóng chảy thành dạng lỏng có khả năng linh động cao. Chất lỏng này mang theo các tàn lửa lan rộng ra xung quanh do đó rất dễ gây cháy lan. Sản phẩm cháy của nhựa tổng hợp có nhiều khói, muội than và khí độc.

f) Chất cháy là cao su:

– Cao su được sử dụng trong trụ sở gồm: các lốp xe ô tô, xe gắn máy và đường dây tải điện đến các thiết bị tiêu thụ điện của phòng trực thuộc.

– Cao su bị phân hủy ở nhiệt độ 250 oC tạo thành những sản phẩm ở dạng khí và lỏng, có khả năng tạo thành môi trường nguy hiểm cháy. Khi bị phân hủy trong điều kiện cháy cao su sẽ tạo ra một lượng khói khí độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nạn và công c cứu chữa đám cháy.

g) Chất cháy là xăng dầu:

– Xăng dầu là chất lỏng dễ bay hơi, hơi xăng dầu khuếch tán trong không khí ở một tỷ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ. Hơi xăng dầu bắt cháy ở nhiệt độ thấp. Các loại xăng bắt cháy ở nhiệt độ dưới 0oC (ví dụ: xăng A92 bắt cháy ở nhiệt độ -36oC). Do vậy, ở bất kỳ điều kiện khí hậu nào ở nước ta xăng dầu đều bay hơi và có khả năng tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.

– Xăng dầu không tan trong nước và có tỷ trọng nhẹ hơn nước (tỷ trọng của xăng dầu từ 0,7-0,9) vì vậy xăng dầu luôn nổi trên mặt nước, dễ dàng chảy loang ra xung quanh. Hơi xăng dầu nặng hơn không khí, do đó hơi xăng dầu thoát ra khỏi thiết bị chứa như đường ống, bể chứa sẽ bay là là trên mặt đất tích tụ ở những chỗ trũng, chỗ kín không được thông gió, tạo thành hỗn hợp cháy nổ.

– Xăng dầu cháy tỏa ra nhiều nhiệt do vậy khi xảy ra cháy khó tiếp cận được khu vực cháy. Do ảnh hưởng của bức xạ nhiệt (truyền nhiệt trong không khí) làm cho một vùng rộng lớn xung quanh đám cháy sẽ tự động đốt nóng, nhiệt độ tăng nhanh đến nhiệt độ tự bốc cháy của một số chất và có thể làm các vật xung quanh tự cháy hoặc cháy.

– Tốc độ cháy của xăng dầu nhanh, nếu đám cháy xảy ra không kịp thời dập tắt được ngay từ đầu thì trong chốc lát đám cháy sẽ phát triển lớn. Gây khó khăn cho công tác cứu chữa.

h) Chất cháy là khí Gas (LPG):

LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Khi đạt tới giới hạn nồng độ cháy, nổ, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa trần sẽ bắt cháy làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất, công trình.

Gii hạn cháy, nổ của hỗn hợp hơi LPG với ôxy trong không khí có thể xảy

ra từ nồng độ rất thấp  (1,5% đến 10% thể tích). Chính vì vậy LPG nguy hiểm cháy, nổ hơn nhiều so với các loại chất đốt, nhiên liệu khác.

Ở nhiệt độ lớn hơn 0oC trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyến, LPG bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành khoảng 250 lít ở thể hơi.  Trong điều kiện nhiệt độ môi trường bình thường LPG bốc hơi rất mãnh liệt, vận tốc bay hơi của LPG nhanh, dễ dàng khuyếch tán, hòa trộn với không khí thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.

Trong môi trường đám cháy, khi nhiệt độ tăng lên, áp suất trong bình chứa tăng nhanh, van an toàn xả hơi LPG ra ngoài rất mạnh làm sự cháy phát triển nhanh và dữ dội. Nếu van an toàn không mở được nhiệt độ cao làm áp suất tăng quá mức có thể dẫn tới nổ bình chứa.

Hn hợp hơi LPG với không khí có vận tốc cháy đẳng tích lớn dễ dẫn tới nổ hỗn hợp hơi, phá vỡ kết cấu chứa và bao che chúng gây cháy lan trên diện rộng.

Ở thể hơi (gas) trong môi trường không khí với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG nặng hơn so với không khí: Butane 2,07 lần; Propane 1,55 lần. Do đó hơi LPG thoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất, tích tụ ở những nơi kín gió, những nơi trũng, những hang hốc của kho chứa, bếp… Trong thời điểm này nếu có phát sinh tia lửa (do ma sát, tia lửa điện) hoặc các nguồn nhiệt khác sẽ phát sinh cháy, nổ.

Nhiệt độ ngọn lửa của LPG khi cháy rất cao từ 1900oC ÷1950oC, có khả năng đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất.  Dễ làm hư hỏng các mối liên kết trên đường ống, bồn chứa, làm tăng khả năng rò rỉ khí LPG do vậy làm tăng thêm mức độ nguy hiểm về cháy, nổ.

Nhiệt độ sôi của LPG thấp ( từ – 45oC đến – 2oC ) nên để LPG lỏng tiếp xúc trực tiếp với da sẽ bị bỏng lạnh, nhất là với dòng LPG rò rỉ trực tiếp vào da nếu không có trang bị bảo hộ lao động.

LPG ở trạng thái nguyên chất không có mùi, không màu, không độc hại với người và gia súc nên việc phát hiện rò rỉ là rất khó khăn, không kịp thời. Vì vậy LPG được pha trộn thêm chất tạo mùi Mercaptan với tỉ lệ nhất định để có mùi đặc trưng dễ phát hiện khi có rò rỉ.

 

4. Nguồn nhiệt

Nêu các nguồn phát sinh nhiệt, có thể gây ra cháy tại cơ sở.

 Ví  dụ:

Nguồn nhiệt có khả năng xuất hiện và cháy trong cơ sở là:

– Từ sự cố của hệ thống điện: thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cháy, ngoài ra còn có thể do hệ thống điện và các trang thiết bị điện nếu xảy ra các sự cố như: chập mạch, quá tải, điện trở tiếp xúc, phóng điện…đều có thể tạo ra tia lửa điện và gây cháy.

– Ngọn lửa trần: có thể phát sinh từ việc sử dụng bật lửa, diêm của CBCNV trong việc hút thuốc, tàn thuốc cháy dở hoặc dùng đèn, nến trong các ca trực  đêm mỗi khi mất điện…nếu sơ xuất bất cẩn cũng có thể xảy ra cháy nổ.

– Ngọn lửa do cơ học: hiện tượng ma sát các máy móc, thiết bị làm phát sinh ra tia lửa điện gây cháy các chất cháy xung quanh.

Ngoài ra còn xuất hiện nguồn nhiệt do sét đánh thẳng, va chạm cơ học…

 

5. Khả năng cháy lan

Nêu khả năng cháy lan ra các khu vực nào.

 Ví  dụ:

– Khi xảy ra cháy, ngọn lửa lan theo nhiều hướng khác nhau, lan từ cơ sở sang các nhà dân, từ khu vực này sang khu vực khác.

– Thành phần sản phẩm cháy thoát ra từ đám cháy thường có nồng độ nguy hiểm cao, sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của lực lượng chữa cháy và người bị nạn trong đám cháy (nêu rõ những hàng hóa, vật liệu chứa trong cơ sở nếu tiếp xúc với nước có xảy ra phản ứng hóa học nguy hiểm, phát sinh khí độc hại nào không)

– Nếu thời gian cháy kéo dài, dưới tác động của nhiệt độ cao một số cấu kiện có giới hạn chịu lửa thấp sẽ giảm tính chịu lực dẫn đến biến dạng và sụp đổ rất nguy hiểm.

 

****Xem tiếp tài liệu bên dưới****

 

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *