Vai trò của nước trong tế bào và cơ thể con người

Nước sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của toàn bộ vi sinh vật trên hành tinh này. Chính vì vậy mà nguồn nước sạch luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Trung bình một ngày, cơ thể chúng ta mất đi khoảng 1.5 lít nước thông qua việc tiểu tiện, đại tiện, đổ mồ hôi, hít thở. Còn khi bạn làm việc, hoặc hoạt động thể dục thể thao thì cơ thể sẽ mất thêm nhiều hơn 1.5 lít nước. Do đó, để có thể giữ nước cho cơ thể ở mức độ bình thường, bạn cần phải uống nước để thay thế cho phần đã bị mất đi. Nhu cầu tiêu thụ nước của mỗi người thay đổi theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, thời tiết,…

Nước thải là gì? Phân loại nước thải

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của nước trong tế bào và cơ thể con người, điều gì sẽ xảy ra nếu không uống đủ nước, và hướng dẫn cách bù nước cho cơ thể đúng cách. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Vai trò của nước đối với cơ thể
Vai trò của nước đối với cơ thể

Vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể con người

Như các bạn cũng đã biết, 70% cơ thể con người là nước, bạn thử tưởng tượng xem nếu một ngày bạn không uống nước thì cơ thể bạn sẽ nóng ran khó chịu thế nào. Dưới đây là một số vai trò của nước trong cơ thể:

  • Nước giúp duy trì nhiệt độ trung bình trong cơ thể con người (khoảng 370C), cũng tương tự như việc tản nhiệt ở các động cơ xe ô tô, máy bay vậy đó.
  • Là chất lưu dẫn giúp cho chất dinh dưỡng, oxy và máu có thể đi đến khắp các tế bào trong cơ thể.
  • Giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho các chức năng của từng bộ phận cơ thể người.
  • Giúp cho cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng.
  • Hỗ trợ dạ dày trong quá trình nghiền trộn thức ăn.
  • Giúp loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.
  • Bảo vệ các cơ quan, bộ phận quan trọng trong cơ thể (tương tự như một lớp đệm cao su) tránh các tổn thương nghiêm trọng do cọ xát, va chạm.
  • Bảo vệ hệ xương khớp, tránh sưng viêm, đau nhức.
  • Làm ẩm không khí để việc hô hấp dễ dàng, tránh bị khô, ho khan.
  • Ngăn chặn quá trình đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến.
  • Tăng cường thêm lượng nước ối đối với những phụ nữ mang thai.
  • Rất cần thiết trong quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, hormone cần thiết.
  • Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng như: não (chứa 85% nước), xương (chứa 22% nước), cơ báp (chứa 75% nước), máu (chứa 92% nước), răng (chứa 10% nước),…

Điều gì sẽ xảy ra nếu không uống đủ nước

Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ dẫn đến một trong những tình trạng sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng, cảm thấy nóng trong người, bứt rứt, khó chịu.
  • Bị táo bón do trong đường ruột không có nước để làm mềm chất thải.
  • Tiểu tiện ít, nước tiểu có màu vàng.
  • Da bị sạm đen, khô, ngứa vì các tế bào chết không được đào thải.
  • Nổi mụn trứng cá.
  • Tóc bị rụng.
  • Bị chảy máu cam (máu mũi) vì niêm mạc bị khô, mạch máu dễ tổn thương.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu do không có nước để thận lọc các chất độc hóa học có hại và vi khuẩn, vi rút ra ngoài qua đường tiểu tiện.
  • Thận dễ bị sỏi.
  • Gây các bệnh về họng như: viêm họng, ho khan, viêm phế quản.
  • Mũi dễ nhạy cảm hơn với các loại bụi bẩn, khói thuốc lá, các loại hóa chất có trong không khí.
  • Chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng.
  • Chóng mặt, nhức đầu, cơ bắp bị mềm.
  • Đối với phụ nữ mang thai sẽ bị thiếu nước ối, làm trẻ không được khỏe mạnh.
  • Gây nên bệnh tụt giảm huyết áp, tim đập nhanh, miệng khô nứt nẻ, niêm mạc khô, mắt sung.
  • Mất định hướng và mất tập trung trong công việc.

Một số người sẽ dựa vào nhu cầu của cơ thể đó là “khát là uống”, tuy nhiên điều này không thực sự tốt, vì bạn nạp nước vào cơ thể cũng phải nạp đúng cách.

Vậy uống nước thế nào cho đúng cách

Rất nhiều người phải đợi đến khi cơ thể cảm thấy khát, miệng khô, môi khô ran thì mới bắt đầu nạp nước vào cơ thể, tuy nhiên bạn cần phải bỏ ngay thói quen này đi vì đây là sự sai lầm lớn, vì miệng khô chính là dấu hiệu cuối cùng của sự ráo nước trong cơ thể (dehydration). Vì cảm giác khát nước sẽ giảm dần theo tuổi thọ, người lớn tuổi sẽ có ít cảm giác khát nước hơn người trẻ tuổi. Chính vì vậy mà nên có thói quen uống nước vào từng thời gian cố định để khỏi bị quên, và bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể.

Hướng dẫn uống nước đúng cách
Hướng dẫn uống nước đúng cách

Thông thường, mỗi buổi sáng vừa thức dậy bạn nên uống ngay một lít nước để bù lại lượng nước đã mất sau một đêm dài ngon giấc.

  • Uống nước trước bữa ăn sáng.
  • Uống vào lúc 10h sáng.
  • Uống nước sau khi ăn trưa.
  • Uống nước vào lúc 16h chiều.
  • Uống nước trước và sau khi ăn tối.
  • Uống lúc 21h tối.
  • Uống một ít nước trước khi đi ngủ.

Lưu ý là khi bạn đang cảm thấy rất khát, bạn không nên uống liền một mạch cho đã khát, mà nên uống từng ngụm để nước có thể thấm dần vào thành ruột, qua mạch máu, đưa đến các tế bào trong cơ thể, khi đó bạn sẽ thấy cơ thể tràn đầy năng lượng trở lại.

Trường hợp nào cần uống thêm nước?

  • Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao.
  • Khi độ ẩm không khí thấp, không khí khô, chẳng hạn như ngồi máy bay đường dài thì nên uống mỗi tiếng một lần.
  • Thời tiết lạnh làm cho độ ẩm không khí giảm, cơ thể cần thêm nước để duy trì thân nhiệt.
  • Khi làm việc ngoài trời trong thời tiết nắng nóng thì cần bổ sung một đến hai ly nước nhằm tránh tình trạng bị say nắng.
  • Trường hợp bạn đang bị cảm cúm, ho, sốt thì cũng cần phải uống nhiều nước.
  • Phụ nữ có thai cũng cần bổ sung nhiều nước để tăng thêm nước ối, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
  • Khi bị tiêu chảy, ói mửa, tiểu đường thì bạn cũng cần thiết phải bổ sung thêm nhiều nước.

Một số lưu ý khi uống nước cho cơ thể

Việc uống nước cho cơ thể là điều cần thiết không thể chối cãi, tuy nhiên chỉ cần uống một lượng vừa đủ theo những chia sẻ của chúng tôi ở bên trên, nếu bạn uống quá nhiều thì cũng không thực sự tốt lắm, đôi khi còn bị ngộ độc nước nữa.

Một số trường hợp cần tránh uống nhiều nước:

  • Bệnh nhân bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, phù nề.
  • Bệnh nhân bị bệnh thận nên hỏi ý kiến bác sỹ về lượng nước cần sử dụng.
  • Tuyệt đối không uống nhiều nước trong khi ăn, vì nước sẽ làm loãng axit hydrochloric, dịch vị và enzyme có trong dạ dày, gây tiêu hóa chậm, đầy bụng khó tiêu.
  • Đa số trong nước uống có thêm khoáng chất đều có axit acetic, loại axit này sẽ làm hư răng.
  • Và điều cuối cùng đó là tiểu đêm nhiều do uống quá nhiều nước, làm cho giấc ngủ không được sâu. Chính vì vậy mà trước khi ngủ, bạn chỉ cần uống một ngụm nước nhỏ là được.

Trên đây là vai trò của nước đối với cơ thể người, đối với các tế bào, bộ phận trong cơ thể, cũng như cách uống nước cho đúng cách. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong việc chăm sóc bản thân và gia đình.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *