Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

Theo kết quả khảo sát bệnh viện, có tới 62,3% bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải; 37,7% bệnh viện còn lại có hệ thống xử lý nước thải nhưng với công nghệ đơn giản và không đảm bảo chất lượng.

Với hệ thồng xử lý nước thải của nhiều bệnh viện thiết kế đã trên 30 năm, như công nghệ lọc sinh học nhiều bậc, aeroten truyền thống, ao sinh học… nay đã xuống cấp, công nghệ xử lý chưa đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường, quá tải bệnh viện gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng xử lý.

Trong khi đó, kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn môi trường lại tương đối lớn, từ hàng tỷ đồng đối với hệ thống xử lý tại bệnh viện huyện đến hàng chục tỷ đồng với những viện có quy mô 1000 giường bệnh.

Bên cạnh đó kinh phí vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cũng khá lớn so với ngân sách được cấp. Do vậy việc cải thiện hệ thống nước thải bệnh viện không phải là việc có thể làm trong ngày một ngày hai. Do vậy, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh do nước thải bệnh viện rất cao

Do vậy vấn đề xử lý ô nhiễm nguồn nước thải bệnh viện được đặt ra một cách rất cấp thiết, cần chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn về xử lý nước thải bệnh viện.

Nếu lượng nước thải này không được xử lý cẩn thận thì sẽ rất dễ làm lây lan bệnh dịch, và gây nguy hại đến sức khỏe của con người.

Vì vậy vấn đề quản lý quy trình xử lý nước thải bệnh viện, và chất lượng nước thải bệnh viện là rất quan trọng, cần được kiểm soát rất chặt chẽ.

Tổng hợp quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật

Thành phần các chất có trong nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện là các loại nước thải phát sinh ra từ bệnh viện và các cơ sở chăm sóc y tế.

Thành phần của nước thải bệnh viện gồm các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵå… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Thành phần trong nước thải bệnh viện có thể được chia như sau

Nước thải bệnh viện gồm có

  • Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút được thải ra từ bệnh nhân có thể dẫn đến lây lan.
  • Các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả các chất phóng xạ (dùng trong chẩn đoán và điều trị ).
  • Các hóa chất và kim loại được thải ra trong các hoạt động của bệnh viện (hóa chất xét nghiệm và sản phẩm, các kim loại có trong các thiết bị dụng cụ y tế)
  • Các chất thải giống như nước thải sinh hoạt.

Các chất trong nước thải có các dạng vật lý

Các chất rắn không tan trong nước có kích thước và tỷ trọng lớn dễ lắng và dễ lọc.

  • Các chất rắn có kích thước nhỏ tạo nên huyền phù lơ lửng trong nước.
  • Các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước (kể cả các chất khí và ion).
  • Các chất dầu mỡ có tỷ trọng nhỏ nổi trên mặt nước.

Nước thải Bệnh viện là nguồn ô nhiễm động, phát triển dây truyền, gồm nhiều thành phần sống, các chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ… Các thành phần, các chất đó liên tục tương tác với nhau nảy sinh thêm các thành phần mới, chất mới với những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người. Vì vậy, cần phải có các giải pháp công nghệ để xử lý an toàn và triệt để, có hiệu quả nước thải bệnh viện, bảo đảm các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường…

 

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện

Các cấp độ xử lý nước thải

  • Xử lý cấp I (Vật lý) : Dùng bể lắng, sau một thời gian lắng các chất rắn lơ lửng và chất keo lắng xuống đáy bể tạo thành bùn sẽ được thu hồi bằng máy bơm chìm nước thải Tsurumi và xử lý theo kiểu chất thải rắn. Các chất dầu mỡ nổi lên trên mặt nước tạo ra lớp váng sẽ được thu gom và xử lý theo kiểu chất thải rắn. Lớp nước ở giữa sẽ được chuyển sang xử lý cấp II.
  • Xử lý cấp II : Sử dụng các phương pháp hóa học (phản ứng hóa học để xử lý các chất vô cơ) và sinh học (dùng vi sinh vật để phân giải các chất hữu cơ)
  • Xử lý cấp III : Khử trùng, sử dụng các chất khử trùng như Cl2 hoặc O3.

a. Xử lý cấp I (Xử lý sơ cấp)

Nước thải được gạn lọc để loại bỏ rác và các chất rắn không tan trong nước có kích thước lớn như đất – cát, sỏi, dầu mỡ trước khi được xử lý cấp I .

Xử lý cấp I nhằm loại bỏ chất rắn lơ lửng và các loại dầu mỡ.

Nước thải sau lắng được đưa vào xử lý cấp II.

 

Xử lý cấp I nhằm loại bỏ chất rắn lơ lửng và các loại dầu mỡ
Xử lý cấp I nhằm loại bỏ chất rắn lơ lửng và các loại dầu mỡ

Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá, tôm, hải sản hiệu quả

√ Phương pháp lắng nhanh :

Quá trình lắng cơ học chỉ loại bỏ được các tạp chất thô có kích thước lớn ≥ 10‑2mm. còn các hạt có kích thước nhỏ hơn không thể lắng được. Muốn lắng được phải tăng kích thước của các hạt này lên, bằng cách liên kết các hạt này với nhau. Muốn vậy trước hết phải trung hòa điện tích của các hạt này, thứ đến liên kết chúng lại với nhau. Các hạt trong nước đều mang điện tích âm hoặc dương, các hạt có nguồn gốc silic và hợp chất hữu cơ mang điện tích âm, các hạt hydroxyit sắt và hydroxit nhôm mang điện tích dương. Khi thế điện động của chúng bị phá vỡ, các hạt này sẽ liên kết lại với nhau tạo thành tổ hợp các phân tử, nguyên tử, ion tự do( chính là các bông keo)

   Do vậy muốn lắng nhanh người ta sử dụng các chất tạo bông như phèn chua, PAC (Polymer Aluminium Clorid-Aln(OH)mCl3n-m (0 < m <3n) và chất keo tụ là các chất polymer của đơn phân tử Acrylamit, thời gian lắng có thể chỉ còn 3 phút.

Phương pháp lắng nhanh
Hình ảnh: Phương pháp lắng nhanh

b. Xử lý cấp II (Xử lý thứ cấp)

Người ta sử dụng phương pháp sinh học (hay hóa sinh) để loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như : H2S, amoniac, nitrit, nitrat. Phương pháp này sử dụng các hoạt động sống của vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ, quá trình này còn được gọi là oxy hóa sinh hóa. Phương pháp này sẽ làm giảm các chỉ số P, N, S cũng như BOD và COD.

Có 2 phương pháp sinh học :

– Phương pháp hiếu khí.

– Phương pháp yếm khí.

Trước khi sử dụng phương pháp sinh học, nước thải phải được trung hòa (đưa độ pH về trong khoảng 6,5 – 8,5) để tạo điều kiện hoạt động tốt của vi sinh vật, chất trung hòa thường là vôi, xút, nước amoniac nếu nước thải có tính acid hoặc acid sulfuric, acid clorhydric, khí carbonic nếu nước thải có tính kiềm.

√ Phương pháp hiếu khí :

Sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để oxy hóa chất thải trong nước, các vi sinh vật này cần oxy để hoạt động do đó cần có hệ thống thông khí (hoặc sục khí).

 

Phương pháp hiếu khí
Hình ảnh: Phương pháp hiếu khí

 

√ Phương pháp yếm khí :

◊ Hồ kị khí

Sử dụng các vi sinh vật yếm khí (không cần oxy) để lên men bùn cặn và nước thải như lên men rượu, lên men acid lactic, lên men metan … và tạo ra các sản phẩm cuối là : cồn, các acid, aceton, CO2, H2, CH4.

 

Hồ kị khí
Hình ảnh: Hồ kị khí

Đặc điểm nước thải xử lý bằng hồ kị khí: hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước cao, như protein, dầu ,mỡ, không chứa các chất độc hại với VSV, đủ chất dinh dưỡng và nhiệt độ nước tương đối cao (> 20ºC) , thích hợp với

         + 1000mg/l  < BOD <1400mg/l

         + chất béo 500mg/l

         + PH trung tính

+ Để duy trì điều kiện kị khí và giữ ấm nước trong hồ trong những ngày mùa đông giá lạnh, chiều sâu của hồ khá lớn ( 2-6 m) thường lấy (2,5-3,5m)

+ Diện tích mặt thoáng không cần lớn lắm( 10-20% hồ tùy nghi). Thời gian lưu nước có thể kéo dài, nhưng cần tính toán sao cho mùa hè chỉ cần lưu: 1,5-2 ngày, mùa đông 5 ngày. BOD trong ngày hè có thể khử 65-80%, BOD mùa đông có thể khử 45-65%

+ Cấu tạo của hồ nên có 2 ngăn: 1 ngăn làm việc, 1 ngăn dự phòng khi vét bùn

◊ Hồ sinh học tự nhiên: Làm sạch nước thải bằng quá trình tự nhiên ( Ao hồ hiếu khí-kị khí còn gọi là ao hồ tùy nghi)

  • Loại hồ này rất phổ biến trong thực tế, kết hợp 2 quá trình song song: phân hủy hiếu khí các trong hữu cơ hòa tan trong nước và phân hủy kị khí cặn lắng ở đáy bùn
  • Đặc điểm của loai ao hồ này: tùy nghi theo chiều sâu 3 vùng: lớp trên là vùng hiếu khí, vùng giữa là vùng kị khí tùy tiện và vùng phía đáy sâu là vùng kị khí( vi khuẩn lên men lactic hoạt động)
  • Nguồn oxi cần thiết cho quá trình oxy (được cấp bằng máy thổi khí oxy) hóa nhờ khuếch tán qua mặt nước do sóng, cũng như đĩa phân phối khí và nhờ tảo quang hợp dưới tác dụng của AS mặt trời( vùng này ở phía trên mặt ao hồ có độ sâu <1m
  • Vùng kị khí xảy ra ở đáy hồ. Ở đây các chất hữu cơ bị phân hủy kị khí sinh ra các chất khí CH4, H2S,H2, N2, CO2,…nhiều nhất là CO2
  • Nước có nồng độ kim loại nặng cao thì phải dùng biện pháp hấp phụ, trao đổi ion…để loại bỏ chúng hoặc giảm nồng độ của chúng xuống. Kim loại nặng và các chất độc tính trước hết gây ức chế hoặc tiêu diệt các VSV , sau ảnh hưởng đến giới thủy sinh, và cuối cùng ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.

Trong hồ xảy ra các quá trình sau :

  • Oxy hóa các chất hữu cơ bởi các vi sinh vật hiếu khí ở lớp nước trên của hồ.
  • Quang hợp của tảo ở lớp nước trên cùng.
  • Phân hủy chất hữu cơ của các vi khuẩn yếm khí ở đáy hồ.

Thời gian làm sạch dài : 30-50 ngày.

Hồ sinh học tự nhiên
Hình ảnh: Hồ sinh học tự nhiên

c. Xử lý cấp III – Khử trùng :

Để đạt được tiêu chuẩn vệ sinh, nước phải được diệt khuẩn trước khi thải ra hệ thống công cộng.

Chất sát trùng thường là các chất oxy hóa mạnh như khí clor, nước Javel, thuốc tím, cloramin nhưng dư lượng của các chất này có tính độc hại.

Ngày nay sử dụng các phương pháp khác như máy sục khí có chứa ozone, khí có chứa các ion âm, chiếu tia cực tím hoặc lọc qua màng lọc vi khuẩn, các phương pháp này không gây độc hại cho môi trường. Việc sử dụng ozone còn có tác dụng làm giảm dư lượng thuốc (nhất là thuốc kháng sinh) có trong nước thải.

Khử trùng bằng Ozone :

 

Khử trùng bằng ozon
Hình ảnh: Khử trùng bằng ozon

Quy trình tổng quát công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

Quy trình xử lý tổng quát
Hình ảnh: Quy trình xử lý tổng quát

a. Xử lý bùn cặn

Khi xử lý nước thải sẽ tạo ra nhiều bùn cặn, nguồn phát sinh bùn cặn gồm có :

  • Lọc qua lưới để giữ các chất rắn có kích thước lớn.
  • Lắng thô để tách các hạt rắn thô như cát, gạch, đá … và váng bọt (dầu, mỡ …)
  • Lắng sơ cấp để tách các hạt hữu cơ và váng bọt.
  • Sục khí aeroten tạo ra chất rắn huyền phù là sản phẩm của quá trình chuyển hóa (oxy hóa) chất hữu cơ của vi sinh vật.
  • Lắng thứ cấp để tách bùn hoạt tính.
  • Bùn sẽ được xử lý theo kiểu chất thải rắn.
Xử lý bùn thải
Hình ảnh: Xử lý bùn thải

b. Tham khảo công nghệ xử lý chất thải bệnh viện

Công nghệ xử lý bùn thải bệnh viện
Hình ảnh: Công nghệ xử lý bùn thải bệnh viện

Có 4 nhóm công nghệ xử lý sinh học nước thải bệnh viện đang được áp dụng phổ biến là :

  • Công nghệ sinh học nhỏ giọt.
  • Công nghệ bùn hoạt tính trong các bể aeroten.
  • Công nghệ lọc sinh học trong thiết bị hợp khối.
  • Ao sinh học ổn định.

 

Tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý

Các thông số dùng để đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý

Chất lượng nước thải – Các tiêu chí đánh giá chất lượng :

Để đánh giá chất lượng nước thải, người ta sử dụng nhiều tiêu chí, trong đó có các tiêu chí chính như sau :

  • Độ pH.
  • Chất rắn lơ lửng.
  • DO – COD và BOD.
  • Chỉ số Nitơ (N)
  • Chỉ số Phốtpho (P)
  • Chỉ số lưu huỳnh (S)
  • Chỉ số vi sinh vật.
  • Chỉ số về phóng xạ.

 

Chất lượng nước thải
Hình ảnh: Chất lượng nước thải

Độ pH và Chất rắn lơ lửng :

  • Độ pH là thước đo tính acid hoặc kiềm của dung dịch nước, nước trung tính có độ pH là 7, tuy nhiên phần lớn sự sống chấp nhận pH trong khoảng 6 – 8,5.
  • Chất rắn lơ lửng là các chất rắn không tan tạo ra các huyền phù lơ lửng trong nước, các chất này thường có kích thước 0,1 – 0,001mm. Chất rắn lơ lửng làm cho nước thải có độ. đục, không trong suốt. Cách xác định: khối lượng chất khô còn lại trên giấy lọc 0,45µm hoặc ly tâm, rồi sấy 103-1050C
  • Lấy mẫu ngay trước công đoạn lắng nhanh

DO và COD :

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước – DO (Dissolved Oxygen ), trong điều kiện lý tưởng oxy có thể hòa tan trong nước đến 31mg/l, ở nhiệt độ và áp suất bình thường, lượng oxy hòa tan trong nước nằm trong khoảng 8 – 15mg/l. Lượng oxy hòa tan là nguồn oxy cho các sinh vật, vi sinh vật và thực vật . Nước có DO thấp thường là nước ô nhiễm.

√ Cách xác định DO:

  • Nhu cầu oxy hóa học – COD (Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước bằng 2 chất oxy hóa mạnh là Kali permanganat hoặc Kali bicromat trong môi trường acid mạnh.
  • Chỉ số COD càng cao cho thấy mức độ ô nhiễm càng nặng.

 

Nhu cầu oxy hóa sinh – BOD :

Nhu cầu oxy hóa sinh – BOD (Biochemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có khả năng thoái biến sinh học trong mẫu nước thải bằng sự chuyển hóa hóa sinh hiếu khí, nhu cầu này kiên quan đến 3 loại chất trong nước thải :

  • Các chất hữu cơ được xem như là nguồn carbon của vi sinh vật hiếu khí.
  • Các hợp chất nitrit, amoni và các hợp chất hữu cơ có nitơ được xem như là nguồn dinh dưỡng của một số loại vi khuẩn đặc biệt như : Nitrosomonas và Nitrobacter.
  • Các chất hóa học mang tính khử như Fe2+, SO32- và S2- bị oxy hóa bởi oxy hòa tan trong nước.

Việc đo BOD kéo dài trong nhiều ngày , thường là 5 ngày (BOD5) hoặc 21 ngày (BOD21)

 

Cách xác định (BOD5) theo nguyên tắc

Trung hòa mẫu nước cần phân tích và pha loãng bằng những lượng khác nhau của một loại nước ph loãng giàu oxi hòa tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí, có hoặc không chứa các chất ức chế sự nitrat hóa.

Ủ ở nhiệt độ xác định trong một thời gian xác định, 5 ngày ở chỗ tối, trong bình hoàn toàn đầy và đậy kín. xác định nồng độ oxy hòa tan trước và sau khi ủ. Tính khối lượng oxy tiêu tốn trong 1 lít nước.

Tiến hành đồng thời thí nghiệm kiểm tra với dung dịch chuẩn của gluco và acid glutamic.

 + vị trí lấy mẫu tại “ bể trộn nước thải “trước khi đưa vào xử lý sinh học

Chỉ số Nitơ (N)

Chỉ số Nitơ : Các chất hữu cơ có nitơ trong nước được phân giải thành ra NH3,chất này tan trong nước và tạo ra NH4+. Khi có oxy và các vi khuẩn tự dưỡng, NH3 được oxy hóa thành ra các oxyt của nitơ, các chất này đều độc với người và các động vật, một oxyt nitơ có hóa trị cao nhất hòa tan trong nước tạo thành HNO3, chất này tạo ra các ion NO3. Các chỉ số nitơ bao gồm :

  • Các ion dạng hữu cơ amoni NH4+– cách xác định

 Nguyên tắc vận hành

Điều chỉnh pH của phần mẫu thử đến khoảng 6.0 ~ 7.4, thêm magie oxit vào để tạo môi trường kiềm yếu, chưng cất amoniac được giải phóng và thu vào bình chứa có sẵn dung dịch boric. Chuẩn bị amoni trong phần cất dược bằng dung dịch chuẩn axit boric/chỉ thị.

Lấy mẫu

Lấy mẫu vào bình bằng polyetylen hoặc thủy tinh, mẫu lấy xong cần phân tích càng sớm càng tốt, nếu lưu giữ cần để ở 2 ~ 50C. Axit hóa mẫu bằng axit sunfuric đến pH < 2 giúp cho việc lưu giữ mẫu được tốt hơn, nhưng phải hết sức cẩn thận, tránh để mẫu đã axit hóa hấp thụ amoniac từ không khí

 

Vị trí lấy mẫu: bể trộn nước thải và sau khi lắng thứ cấp

  • Các ion dạng oxi hóa nitrit (NO2) và nitrat (NO3)

Các ion này tạo điều kiện cho rêu tảo phát triển khi có ánh sáng. Chỉ số nitơ càng cao cho biết nước càng ô nhiễm. Các hợp chất của nitơ hiện diện trong nước tạo ra mùi khai (NH3) và mùi tanh (các amin).

  • Cách xác định theo Nguyên tắc
    Đo phổ của hợp chất màu vàng được hình thành bởi phản ứng của axit sunfosalixylic (được hình thành do việc thêm natri salixylat và axit sunfuric vào mẫu) với nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm.Dinatri dihidro etylendinitrilotetraaxetat (EDTANa) được thêm vào với kiềm để tránh kết tủa các muối canxi và magie. Natri nitrua được thêm vào để khắc phục sự nhiễu của nitrit.

Vị trí lấy mẫu tại bể trộn nước thải và sau khi xử lý cấp 2

Chỉ số phốt pho (P) :

Các hợp chất phốt pho làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào sống dưới dạng các hợp chất ATP, các hợp chất phốt pho hòa tan trong nước dưới dạng các ion H2PO4 , HPO4‑, PO43-.

Tổng phốt pho có trong nước là tổng hàm lượng của các hợp chất phốt pho hữu cơ và vô cơ. Chỉ số phốt pho càng cao càng tạo điều kiện sống cho các vi sinh và làm cho nước càng dễ bị ô nhiễm.

√ Chỉ số Sulfua (S)

Các hợp chất lưu huỳnh hiện diện trong nước thải dưới dạng SO42- và bị phân hủy để trở thành H2S, chất này tạo ra mùi thối của nước thải.

 

Xác định sunfua

Nguyên tắc

Xác định H2S và muối của nó tạo thành kết tủa CdS, PbS. Hòa tan kết tủa bằng dung dịch iot.

Sau đó chuẩn độ lượng iot dư bằng thiosunfat.

Chỉ số vi sinh vật :

Coliform và Fecal Coliform là nhóm các vi sinh vật dùng để chỉ thị khả năng có sự hiện diện của các sinh vật gây bệnh . Trong nhóm này Escherichia Coli là loài được quan tâm nhiều nhất.

Có hai phương pháp để xác định Coliform và E. Coli :

  • Số có xác suất cao nhất – MPN : Most Probable Number.
  • Đếm khuẩn lạc – CFU : Colony Forming Unit.

 

Chỉ số hoạt độ phóng xạ :

Chất phóng xạ được sử dụng trong khoa y học hạt nhân phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị, các chất này có thể làm ô nhễm nước dưới hai dạng :

  • Phóng xạ α (hạt nhân của nguyên tử He)
  • Phóng xạ β (điện tử)

Chỉ số phóng xạ trong nước thải được tính bằng đơn vị Bq/l.

Để đảm bảo chỉ số phóng xạ trong nước thải dưới mức cho phép, các chất phóng xạ phải được quản lý, sử dụng và có biện pháp thải bỏ nghiêm ngặt ngay tại khoa sử dụng.

Tiêu chuẩn TCVN 7382 – 2004 – Nước thải bệnh viện sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn TCVN 7382-2004 trước khi xả vào hệ thống nước thải công cộng.

 

Kiểm soát hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Kiểm tra sơ đồ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp sinh học không gây ô nhiễm thứ cấp do thực hiện trong hệ kín, bảo đảm môi trường sạch xung quanh khu vực xử lý.

Việc nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện không chỉ thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định mà còn phải bảo đảm các yếu tố chiếm ít diện tích, dễ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng, không gây ô nhiễm thứ cấp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hệ thống công nghệ xử lý nước thải bệnh viện còn phải có giá thành lắp đặt thiết bị công nghệ và sản phẩm xử lý phải phù hợp, cho năng suất cao và hoạt động ổn định.

Vẽ lại sơ đồ hệ thống xử lý mô tả lại từng thao tác cụ thể của từng giai đoạn để mô tả lại thứ tự  sắp xếp của các bộ phận, thiết bị có trong quy trình.

Kiểm tra lại hệ thống xem có đúng như thiết kế không,độ chính xác của chi tiết thiết kế và lắp đặt.

 Xác định các nguyên lý để theo dõi và kiểm tra định kì, vạch ra các sự cố có thể xảy ra và phương hướng giải quyết.

 

Cách lấy mẫu và kiểm tra chất lượng nước thải

Dụng cụ lấy mẫu:

  • Chai thủy tinh có nút đậy
  • Dụng cụ đo pH
  • Dụng cụ đo nồng độ phóng xạ
  • Dụng cụ nuôi cấy vi sinh vật
  • Các loại hóa chất cần thiết để đo các chất hóa học có trong nước thải.
  • Dụng cụ đo nồng độ các chất có trong nước thải.

Cách lấy mẫu nước thải

  • Lấy các mẫu nước thải ở nhiều điểm trên dòng thải sau xử lý.
  • Mỗi lần lấy mẫu lấy khoảng 10 mẫu thí nghiệm.
  • Kiểm tra các dụng cụ phân tích trước khi sử dụng.
  • Sau khi có kết quả phân tích, ta lấy trung bình cộng các kết quả thu được.

So sánh kết quả nhận được với tiêu chuẩn thải 7382-2004, nếu chất lượng nước thải sau xử lý không vượt quá các tiêu chuẩn trên thì ta có thể cho phép đổ chung vào dòng thải công cộng.

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, ta phải tiến hành kiểm tra định kì hệ thống xử lý.

Ta tiến hành kiểm tra từng phần trong hệ thống, kiểm tra các thiết bị,xem quy trình có hoạt động hiệu quả không.

 

Xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình xử lý:

  • Nếu một phần của hệ thống, hay một thiết bị nào đó gặp sự cố, bị hư hỏng thì phải có biện pháp sửa chữa kịp thời.
  • Nếu sau khi vận hành một thời gian, các thông số của nước thải vẫn không đạt tiêu chuẩn, cần xem lại quá trình,công nghệ hay thiết bị.
  • Một số cách khắc phục sự cố khi hệ thống vận hành không đạt yêu cầu

Nếu pH không đạt tiêu chuẩn ta dùng CaOH điều chỉnh

Nếu lượng chất rắn lơ lửng còn nhiều dùng một số chất keo tụ,hoặc một số chất trợ lắng vào nước thải.

Nếu hàm lượng các chất N,S,P hay COD,BOD không đạt yêu cầu thì ta cần tăng thời gian lưu của nước thải trong các bể xử lý.

Nếu còn nhiều hàm lượng dầu mỡ động thực vật thì ta có thể đầu tư thêm thiết bị tuyển nổi.

Nếu hàm lượng các vi sinh vật không cho phép vẫn còn ta tăng thêm các biện pháp khử trùng nước thải.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *