Thông tư số 04 hướng dẫn thi hành nghị định về xử lý nước thải

Thông tư số 04 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về xử lý nước thải

Thông tư 04/2015/TT-BXD

Năm 2015 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 04 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

Theo thông tư 04/2015, giải pháp xử lý nước thải phi tập trung bao gồm:xử lý tại chổ có lượng nước thải < 50m3/ngày, đêm; xử lý theo cụm với lượng nước thải từ 200 – 1000m3/ngày,đêm; xử lý theo khu vực thường được áp dụng trong một địa giới hành chính nhất định. Đối tượng áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phải tuân thủ theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, về bùn thải được nêu cụ thể trong điều 2,3 của thông tư này.

Thông tư 04/2015 mục đích triển khai một số điều nghị định 80/2014 đưa ra giải pháp xử lý nước thải phi tập trung từ đó lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp dựa vào tiêu chí quy mô công suất thành phần tính chất nước thải đạt được tiêu chuẩn quy chuẩn nước thải sau xử lý.

Thông tư 31/2017/TT-BTNMT

Năm 2017 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 31 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về luật bảo vệ môi trường và ban hành kèm theo Thông tư này là QCVN 63:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông  số ô nhiễm trong nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Theo quy chuẩn này giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

Cmax là giá trị tối đa của thông số ô nhiễm cho phép nước thải chế biến tinh bột sắn khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải được quy định tại mục 2.2 của QCVN 63:2017/BTNMT.

Kq  là hệ số  nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 của QCVN 63:2017/BTNMT.

Kf   là  hệ  số   lưu  lượng  nguồn thải  quy  định  tại  mục  2.4  của QCVN 63:2017/BTNMT.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp

Ngoài ra việc áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông  số pH và Tổng coliform. Nước thải chế biến tinh bột sắn xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư khi chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị C max = C quy định tại cột B, Bảng 1 của QCVN63:2017/BTNMT.Một số phương pháp lấy mẫu và xác định thông số trong nước thải chế biến tinh bột sắn được quy đinh rõ trong QCVN 63:2017/BTNMT.

Việc ban hành Thông tư 31/2017 và áp dụng thông tư này giúp cơ sỡ chế biến tinh bột sắn xác định được giá trị tối đa cho phép xả thải thông số ra nguồn nước tiếp nhận đảm bảo không vượt thông số ô nhiễm nguồn nước thải đảm bảo không bị ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

Thông tư 41/2017/TT-BGTVT

Năm 2017, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 và thay thế cho thông tư số 50/2012/TT-BGTVT quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu thuyền tại các cảng biển Việt Nam.

Thông tư này quy định về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển bao gồm rác thải, nước thải bẩn, nước lẫn cặn dầu nhưng đối với chất làm suy giảm tầng ô zôn phát sinh từ tàu thuyền không thuộc phạm vi của Thông tư này. Các đối tượng áp dụng cho thông tư này bao gồm các cơ quan và tổ chức, các cá nhân liên quan đến hoạt động thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, các tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên vùng nước cảng biển Việt Nam.

Việc tổ chức thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển phải đáp ứng các quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP Quản lý chất thải phế liệu và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT Quản lý chất thải nguy hại và các quy định pháp luật có liên quan. Tàu thuyền có nhu cầu xử lý chất thải thực hiện khai báo cụ thể loại chất thải, khối lượng chất thải cho doanh nghiệp cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải, người làm thủ tục cho tàu thuyền thực hiện khai báo với Cảng vụ hàng hải khu vực theo quy định  tại  Mẫu  số 35  ban  hành  kèm  theo  Nghị  định  số 58/2017/NĐ- CP.Phương tiện tiếp nhận nước bẩn từ tàu thuyền phải có bích nối tiêu chuẩn để kết nối với bích nối của tàu thuyền và được quy định cụ thể Khoản 3 Điều 7. Đối với cảng biển tự thực hiện thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền căn cứ theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, sau khi thực hiện thu gom lập phiếu xác nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục II của thông tư 36/2015/TT-BTNMT. Phương tiện tiếp nhận cặn dầu thải, chất thải lỏng có lẫn dầu phải có bích nối tiêu chuẩn để kết nối với bích nối của tàu thuyền và được quy định cụ thể Khoản 5 Điều 8 cảu thông tư này.

Tổng hợp quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thực hiện thu gom xử lý chất thải từ tàu tuyền trong vùng nước cảng biển theo quy định tại thông tư này và Nghị định số 58/2017/NĐ-CP. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức thực hiện các quy định của thông tư này, tổng hợp kết quả trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường lĩnh vực hàng hải, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 10 tháng 12 hằng năm. Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, tàu thuyền thực hiện hoạt động thu gom xử lý chất thải từ tàu thuyền, lưu giữ các chứng từ để sẵn sàng cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu. Cảng vụ hàng hải khu vực phải tổng hợp, lập báo cáo tình hình quản lý hoạt động thu gom xử lý gửi Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 1 tháng 12 hằng năm. Các đơn vị liên quan bao gồm doanh nghiệp cảng biển, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ thu gom xử lý, chủ tàu thuyền, thuyền trưởng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định tại thông tư này, lưu giữ các chứng từ, các hồ sơ, tài liệu có liên quan để sẵn sàng cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu. Doanh nghiệp cảng biển có trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo tình hình quản lý hoạt động thu gom xử lý gửi Cảng vụ hàng hải khu vực trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.

Việc áp dụng thông tư này mang lại lợi ích cho môi trường biển giảm thiểu việc xả thải chất thải và chất thải nguy hại từ hoạt động của tàu thuyền ra môi trường biển bảo vệ được đa dạng sinh học môi trường biển. Thực hiện thông tư 41/2017 chất thải phát sinh từ tàu thuyền được quản lý và thu gom theo trình tự và thủ tục giúp giải quyết chất thải phát sinh hiệu quả và nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường biển.

 

Thông tư 76/2017/TT-BTNMT

Năm 2017 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 76 quy định về đánh giá khả năng tiếp  nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018 và thay thế Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT quy định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, môi trường, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. Việc đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước, phải được thực hiện dối với từng thông số ô nhiễm và phải dựa trên đặc điểm, quy mô và tính chất của nguồn nước thải hiện tại theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải cùa sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ được quy định tại Điều 5 Chương II của Thông tư này. Phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của mỗi đoạn sông trên từng thông số và các thông số quy định tại Khoản 2 Điều 7 Chương II cùa Thông tư. Phương pháp đánh giá, công thức đánh giá, công thức xác định tải lượng thông số chất lượng nước có trong nguồn nước, công thức xá định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải, công thức đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải được quy định từ Điều 8 đến Điều 13 Chương II của Thông tư.

Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện, đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Thông tư này. Định kỳ 5 năm một lần tổ chức thực hiện việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ vào trước kỳ quy hoạch phá triển kinh tế – xã hội. Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Tổng cục Mội Trường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này, xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn nước thải xả vào sông liên tỉnh, sông liên quốc gia. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu tách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Áp dụng thông tư 76/2017 giúp thể hiện rõ đoạn sông có còn khả năng tiếp nhận hoặc không còn khả năng tiếp nhận đối với từng thông số ô nhiễm. Khả năng tiếp nhận nước thải, tải lượng, thông số sức chịu tải nguồn nước thông qua các công thức trong thông tư này và giúp cải thiện bảo vệ nguồn nước sông hạn chế tối thiểu ô nhiễm nước.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *