Trước khi đi vào lắp đặt máy bơm hỏa tiễn, bạn cần đọc bài viết cấu tạo máy bơm hỏa tiễn và cấu tạo giếng khoan để việc lắp đặt được thuận lợi hơn.
Máy bơm hỏa tiễn là sản phẩm chuyên dùng để bơm nước giếng khoan có cả guồng và động cơ đều được đặt chìm dưới nước, bên trong guồng chứa các cánh quạt được xếp lại với nhau, khoảng giữa guồng và động cơ là lưới hút nước, đây là nơi mà nước tràn được vào máy để các cánh quạt hút và đẩy nước lên.
Phía trong bên trên guồng có van 1 chiều nhằm chặn nước chảy ngược về bơm khi máy bơm không hoạt động.
Xem định nghĩa máy bơm hỏa tiễn là gì
1. Cách lắp đặt máy bơm hỏa tiễn thả chìm giếng khoan
Để lắp đặt máy bơm hỏa tiễn thả chìm ta cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật sau:
- Độ sâu của giếng khoan: thông tin này là cần thiết, bạn có thể hỏi thợ đã khoan giếng độ sâu chính xác của giếng để không thả bơm quá sâu gây tình trạng hút đất cát và bùn giếng.
- Lưu lượng giếng, mực nước tĩnh và độ sâu mực nước động trong giếng khi bơm: mực nước được xác định từ vị trí mặt đất xuống tới mực nước dâng lên, dựa vào thông số này ta tính toán được cột áp và lưu lượng máy bơm hỏa tiễn cho phù hợp.
- Các thông số về độ nghiêng, độ thẳng đứng của giếng: thông thường khi lựa chọn máy bơm hỏa tiễn ta ít khi quan tâm đến thông số này.
- Cấu tạo của giếng khoan: cần quan tâm đến đường kính của giếng là bao nhiêu để lựa chọn máy bơm hỏa tiễn có đường kính tương đương.
Kiểm tra đường kính giếng phần có đặt bơm theo công thức:
Dd = Dmax + LH + 15 (mm)
Trong đó:
- Dd : Đường kính danh nghĩa của giếng khoan
- Dmax : Đường kính lớn nhất của khối bơm đặt trong giếng (gồm cả phần cáp điện kẹp theo bơm và cáp treo bơm) (mm)
- L : Độ nghiêng của trục giếng so với phương thẳng đứng (mm/ 1m)
- H : Độ sâu đặt bơm kể từ miệng giếng (m)
Nếu trường hợp đường kính thực tế của giếng nhỏ hơn đường kính danh nghĩa thì không được thả máy bơm hỏa tiễn xuống giếng.
Nếu trục giếng nghiêng một góc không quá 3 độ và đường kính ống vách đủ để lắp bơm tự do xuống giếng thì phần gối đỡ trên miệng giếng cần bố trí ở mặt nghiêng với giá trị:
S = (Dd – Dmax)/2
Xem thêm: |
Xem chi tiết cách lắp đặt máy bơm hỏa tiễn:
Hướng dẫn lắp đặt máy bơm hỏa tiễn, máy bơm chìm giếng khoan
Kiểm tra trước khi lắp đặt máy bơm hỏa tiễn:
- Xem chiều quay của động cơ đã đúng hay chưa, nếu trường hợp đấu sai chiều thì sau khi lắp đặt máy bơm xong ta có thể đảo pha sau automat.
- Kiểm tra độ cách điện của động cơ.
- Kiểm tra độ đóng mở của van một chiều xem có hoạt động tốt hay không.
- Dùng tay quay nhẹ trục bơm xem phần cánh có bị cọ sát vào vỏ hay không.
- Lắp cáp điện và thả bơm xuống giếng.
- Sau khi thả bơm xong lần lượt nối và thả từng đoạn ống đẩy cùng cáp điện, cáp treo bơm hỏa tiễn xuống giếng.
Những lưu ý trong quá trình lắp đặt máy bơm hỏa tiễn thả chìm:
- Cáp điện thả xuống giếng phải được kẹp sát vào thân máy bơm và đường ống dẫn nước.
- Cáp điện sau khi được lắp đặt cố định với đường ống đẩy không được võng giữa các vòng kẹp.
- Không được nối cáp ở trong giếng.
2. Ứng dụng của máy bơm hỏa tiễn thả chìm
- Sử dụng máy bơm hỏa tiễn thả chìm cho giếng khoan, bơm hút nước ngầm là ứng dụng phổ biến và quan trọng nhất hiện nay.
- Sử dụng cho mục đích bơm nước mặt của trạm bơm cấp 1, máy bơm giếng khoan được lắp đặt trực tiếp trong ngăn hút.
- Lắp đặt máy bơm hỏa tiễn trong hệ thống bơm cấp 2
3. Sự cố thường gặp của bơm chìm giếng khoan và cách xử lý
Xem thêm: |
Điện năng tiêu thụ của bơm tăng cao: cần kiểm tra lại các vấn đề sau
- Bánh xe công tác bị cọ xát vào vỏ bơm: cần điều chỉnh lại khe hở, trường hợp bánh xe công tác bị mòn ta cần thay bánh xe công tác mới.
- Ổ trục bị mài mòn hoặc hư hỏng: cần thay ổ hoặc thay bạc lót ổ bi.
- Nước bơm lên có lẫn nhiều cát và bùn đất: do thả bơm bị chạm đáy giếng nên đất bùn theo nước vào bơm. Hoặc đất cát chưa lắng, trường hợp này ta cần đóng bớt khóa trên ống đẩy để giảm lưu lượng, lọc lại giếng.
- Lưới lọc có thể bị thủng làm sỏi đá hay các chất cặn kích thước lớn rơi vào guồng gây nứt hay gãy cánh bơm: trường hợp này cần thay lưới lọc mới và các cánh bị gãy nứt để đảm bảo lưu lượng và áp lực không bị giảm.
Lưu lượng nước bơm lên bị giảm
- Mực nước động bị giảm: cần thả bơm xuống sâu hơn.
- Lưới chặn rác ở đầu hút bị rác chặn: cần kéo bơm lên để vệ sinh lưới lọc hoặc cần thiết thì thay lưới mới.
- Ống lọc của giếng bị bịt kín: cần sục khí để rửa lại giếng.
- Ống dẫn nước đầu ra bị đóng cặn bẩn: thường là do nước có chứa phèn, giếng có rong rêu, trường hợp này cần tẩy rửa ống dẫn.
- Bánh xe công tác bị bám cặn bẩn: có thể là rong rêu trong giếng, ta cần tẩy rửa bánh xe công tác.
- Van 1 chiều ở trong guồng bơm bị kẹt không mở để cho nước chảy lên, hoặc bị hở làm nước chảy ngược lại bơm: cần thay van mới.
Bơm hoạt động nhưng không lên nước
- Do mực nước động bị tụt xuống thấp hơn vị trí của lưới chắn: cần phải hạ bơm xuống thấp hơn nhưng lưu ý không thả bơm chạm đáy giếng.
- Lưới chặn rác bị bịt kín nước không thể chảy qua bơm: cần vệ sinh hoặc thay mới nếu cần thiết.
- Bánh xe công tác của bơm bị hỏng, lỏng khỏi trục: cần kéo bơm lên và thay mới bánh xe công tác.
- Đường ống hút hoặc ống đẩy bị tụt: kéo bơm lên để nối lại ống dẫn.
- Khớp nối máy bơm bị đứt: cần phải thay mới.
Máy bơm không đủ áp lực (chiều cao đẩy thấp)
- Đường ống dẫn nước đầu ra bị vỡ hoặc nứt: cần thay mới đường ống dẫn nước mới.
- Một vài cánh bơm bị nứt hoặc gãy do bơm phải cát, đá: cần phải tháo bơm ra để thay cánh mới.
Trên đây là cách lắp đặt máy bơm hỏa tiễn kèm những ứng dụng và cách xử lý khi bơm bị hư hỏng thực tiễn nhất mà chúng tôi thường gặp phải, Quý khách muốn chọn mua bơm hỏa tiễn hãy liên hệ ngay với nhân viên tư vấn của chúng tôi để được tư vấn chọn mua máy bơm hỏa tiễn tốt và bền nhất.